Nhiều người tưởng mật gấu trị bách bệnh nên mua uống thường xuyên với tâm lý không bổ chỗ này thì bổ chỗ khác. Thực ra, việc dùng quá nhiều dược liệu này có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận, trụy tim mạch. Vậy nên dùng mật gấu như thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể? Có cách nào giúp bảo vệ thận, phòng ngừa suy thận hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Lạm dụng mật gấu là nguyên nhân dẫn đến suy thận
Mật gấu thường được dùng để ngâm rượu, xoa vào những vết thương sưng tấy, pha vào rượu hoặc nước ấm để uống giúp phòng và trị bệnh. Thậm chí, nhiều cuộc nhậu cũng có rượu mật gấu như một thứ đồ uống thể hiện đẳng cấp. Theo các chuyên gia, mật gấu tính hàn, có tác dụng giải nhiệt cho gan, mật, hỗ trợ tiêu hóa. Mật gấu còn dùng để chữa các bệnh hỏa sinh ra chứng co giật ở cả người lớn và trẻ em, chữa các bệnh đau đầu, đau mắt do gan nóng. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng trên, mật gấu phải được dùng với liều lượng thích hợp. Những người gan, thận, tim thể hàn (lạnh) mà uống mật gấu sẽ rất nguy hiểm. Lạm dụng mật gấu có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận, suy gan, hạ huyết áp, trụy mạch.
Đã có những trường hợp đột tử do nuốt một lượng mật gấu bằng hạt đỗ xanh, cũng có người uống rượu mật gấu dẫn đến mặt đen, chân tay đen, mất hết móng tay, móng chân,... Hiện nay, vì nhu cầu lợi nhuận, nhiều nơi sản xuất mật gấu giả bằng cách pha các loại mật khác. Điều đó rất nguy hiểm vì mỗi loại mật có tính độc khác nhau. Mật được tiết ra từ tuyến tụy trong khi dịch tụy của người khác với động vật. Chính vì thế, khi uống mật gấu, phải lưu ý đến độ tương thích của cơ thể với các chất có trong mật. Việc sử dụng không thích hợp sẽ dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết người. Mặt khác, người tiêu dùng có thể gặp nguy hiểm do mua phải mật gấu giả, pha lẫn mật các động vật khác.
Triệu chứng suy thận như thế nào?
Các triệu chứng suy thận thường không rõ ràng nên việc nhận biết sớm và chính xác luôn là một lợi thế. Bạn không thể bỏ qua những biểu hiện sau đây:
– Những thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là tiểu đêm; Lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường; Nước tiểu có thể thấy bọt hay bong bóng; Cảm thấy căng tức hay đi tiểu buốt; Đi tiểu thấy có lẫn máu trong nước tiểu,…
– Sưng/phù chân, tay: Sự tích tụ biểu hiện rõ ở mặt; Sưng phù ở cả hai chân, đặc biệt là cổ chân, bàn chân; Hai bên tay, bắt đầu từ khuỷu tay cũng bị sưng phù; Sưng phù kèm theo tấy đỏ nhẹ,…
– Triệu chứng ngứa, phát ban ở da: Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ các chất thải trong máu gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ở nhiều mức độ, có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng.
– Cơ thể mệt mỏi: Khi thận hỏng, lượng hormone erythropoietin tạo máu sẽ ít hơn, gây mệt mỏi, kém tập trung kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
– Thay đổi hơi thở và vị giác: Bạn cảm thấy hơi thở nông hơn, khó hít sâu; Trong miệng luôn cảm thấy vị khác lạ, hơi thở có mùi; Ăn không ngon,…
– Cảm thấy ớn lạnh
– Đau lưng, cạnh sườn và hai chân.
Suy thận có nguy hiểm không?
Suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới sự giảm sút chức năng vốn có của thận, khiến quá trình điều trị bị ảnh hưởng. Không những thế, các biến chứng này vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang điều trị bằng những phương pháp thay thế theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, suy thận mạn tính sẽ có 10 biến chứng hay gặp nhất: Biến chứng ở phổi, biến chứng tim mạch, các thay đổi huyết học, rối loạn nước điện giải và cân bằng acid base, rối loạn lipid trong máu, biến chứng thần kinh, loạn dưỡng xương, hệ tiêu hóa ảnh hưởng, rối loạn hấp thu dinh dưỡng và đặc biệt là rối loạn hormone sinh dục, nội tiết.
Phù phổi, viêm phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi là những biến chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất. Bên cạnh đó, biến chứng bệnh tim mạch cũng chiếm tỷ lệ cao nhất ở những người bị suy thận mạn. Đây chính là biến chứng gây tử vong cao nhất (chiếm khoảng 40 - 60% những ca tử vong). Những biến chứng về tim mạch bao gồm: Tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, phì tâm thất trái, suy tim trái, bệnh lý về van tim, suy mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim, thiếu máu, tai biến mạch máu não, xuất huyết não,… Đối với những người này; nếu không cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy, việc điều chỉnh tần suất quan hệ tình dục sao cho hợp lý sẽ giúp thận luôn khỏe mạnh.
Phương pháp điều trị suy thận tốt nhất
Suy thận là bệnh diễn ra âm thầm và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Để chữa suy thận hiệu quả, bạn cần phải phát hiện ra bệnh từ sớm và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị cụ thể, đúng đắn ngay từ ban đầu. Chạy thận hoặc ghép thận là 2 phương pháp cứu vãn trong trường hợp mắc bệnh suy thận mạn tính. Nếu sức khỏe thận chưa yếu đi hoàn toàn thì bạn có thể chữa trị bằng thuốc, kết hợp chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt. Cụ thể, bạn nên:
- Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, ít nhất không dưới 30 phút.
- Kịp thời kiểm soát huyết áp để ngăn chặn suy thận mạn tính tiến triển.
- Tránh sử dụng những loại thuốc gây hại cho thận.
- Chú ý đến thời gian nghỉ ngơi, nhất là giai đoạn tiểu ít, tiểu nhiều.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế những thực phẩm giàu đạm từ động vật, các loại thức ăn mặn, muối. Ngoài ra, theo từng giai đoạn thì chế độ ăn uống cũng nên thay đổi.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược sử dụng nguyên liệu chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và không gây hại đến sức khỏe để hỗ trợ điều trị suy thận.
Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Để nâng cao tác dụng của dành dành cũng như đem lại hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị suy thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Mã đề, hoàng kỳ, đan sâm, bạch phục linh, linh chi đỏ,… giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân dẫn đến suy thận do lạm dụng mật gấu. Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để cải thiện và tăng cường chức năng thận hiệu quả, bạn nhé!