Giữ cho thận khỏe mạnh bằng cách bổ sung đúng lượng nước là điều không phải ai cũng nắm rõ. Bạn cần bao nhiêu nước dựa trên sự khác biệt về tuổi tác, khí hậu, cường độ tập thể dục, cũng như các trạng thái mang thai, cho con bú sữa mẹ và bệnh tật. Đối với người bị suy thận, việc nạp bao nhiêu nước là phù hợp cần phải được lưu tâm.

Uống nước như thế nào để suy thận không dám bén mảng lại gần bạn

Khoảng 60 - 70% trọng lượng cơ thể được tạo thành từ nước. Sự mất nước nhẹ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, làm giảm các chức năng cơ thể. Mất nước nghiêm trọng dẫn đến tổn thương thận, vì vậy, điều quan trọng là uống đủ nước khi bạn làm việc hoặc tập thể dục gắng sức, đặc biệt trong thời tiết ấm và ẩm. Khi bị suy thận, chức năng đào thải của thận kém đi, sự ứ đọng sẽ gây tăng protein máu. Vì vậy, người bị suy thận phải uống thuốc lợi tiểu để tăng đào thải chất độc. Tùy nguyên nhân gây suy thận mà việc uống nước sẽ được quyết định như thế nào cho hợp lý.

Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Nếu bị đái tháo nhạt, tức là bị bệnh lý tiểu nhiều (bệnh do tuyến yên gây ra) thì cũng sẽ có mức bổ sung nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Giai đoạn suy thận nặng, thường chuyên gia sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm bớt gánh nặng cho thận. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cân bằng lượng nước nạp vào và lượng nước thải ra. Trong đó, lượng nước vào bao gồm nước uống, nước canh, lượng nước chuyển hóa thức ăn (khoảng 300ml/ngày) và dịch truyền. Lượng nước thải ra bao gồm: Nước tiểu trong 24h, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở và phân (khoảng 500ml/ngày). Sẽ là cân bằng nếu lượng nước vào bằng lượng nước ra. Nếu để lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra sẽ gây phù, tăng huyết áp, suy tim. Còn nếu lượng nước vào nhỏ hơn lượng nước ra sẽ gây tình trạng mất nước (da nhăn nheo, hạ huyết áp và choáng).

Dưới đây là một vài lời khuyên để đảm bảo rằng, bạn đang uống đủ nước và giữ cho thận khỏe mạnh:

- 8 ly nước mỗi ngày là đề nghị chung dựa trên thực tế rằng, chúng ta liên tục mất nước và không có thói quen bổ sung nước đầy đủ. Viện Y học đã ước tính, đàn ông cần khoảng 13 ly (3 lít) và phụ nữ cần khoảng 9 ly (2,2 lít) chất lỏng hàng ngày.

- Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước. Dung nạp nước dư thừa khiến mức natri trong máu bị pha loãng, gây ra tình trạng nguy hiểm gọi là hyponatremia.

- Lượng nước nạp vào cơ thể nên được kiểm soát nếu bạn bị suy thận (còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối). Khi thận bị hỏng, cơ thể không bài tiết hết lượng nước thải. Đối với những người đang được lọc máu, nước phải thực sự hạn chế rất nhiều.

- Uống thêm nước với một số loại thuốc trước và sau khi sử dụng các thuốc có tương tác giúp ngăn ngừa tổn thương thận.

Cải thiện tình trạng suy thận ngay từ hôm nay nhờ thảo dược đã được chứng minh

Để xóa tan nỗi lo suy thận, ngoài việc kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể, xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý là lời khuyên luôn đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc đến việc lựa chọn các giải pháp toàn diện hơn. Loại thảo dược cực tốt được chứng minh có thể giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu giúp hạn chế tổn thương thận, bảo vệ thận, ngăn ngừa biến chứng suy thận chính là vị thuốc từ cây dành dành. Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, giúp hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu; chữa sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, đại tiện ra máu, bí tiểu tiện, bỏng, mụn lở,... hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy giảm chức năng thận,...