Huyết áp là áp lực máu đẩy vào thành mạch máu khi tim bơm máu vào động mạch, và huyết áp tăng cao, còn gọi là tăng huyết áp, là lực mà máu tác động lên thành mạch khi nó di chuyển khắp cơ thể. Các yếu tố có thể làm tăng lực này bao gồm sự tăng khối lượng máu và sự thu hẹp, cứng lòng mạch máu. Bệnh tăng huyết áp có mối liên hệ mật thiết với bệnh lý suy thận như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tăng huyết áp gây suy thận theo cơ chế như thế nào?

Huyết áp tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu trong thận, làm giảm khả năng làm việc của các mạch máu này. Khi áp lực tăng cao, mạch máu phải giãn ra là điều tất yếu. Cuối cùng, các mạch máu trong cơ thể bị suy yếu, trong đó có cả các mạch máu của thận, làm giảm khả năng loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Việc giảm khả năng lọc bỏ nước và chất thải lại làm tăng lượng chất lỏng tích tụ trong cơ thể, trong các mạch máu, làm huyết áp tăng cao hơn, tạo ra vòng bệnh lý nguy hiểm.

Theo thống kê, tăng huyết áp là nguyên nhân thứ hai dẫn đến suy thận ở Hoa kỳ chỉ đứng sau bệnh tiểu đường (tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn).

Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp và bệnh suy thận là gì?

Hầu hết những người bị tăng huyết áp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp, huyết áp tăng cao có thể gây ra đau đầu.

Bệnh suy thận cũng không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Một số người có thể xuất hiện triệu chứng sưng phù ở giai đoạn đầu. Phù nề có thể xảy ra ở chân, bàn chân, hoặc mắt cá chân và ít thường xuyên hơn ở tay hoặc khuôn mặt. Một khi chức năng thận giảm hơn nữa, các triệu chứng có thể bao gồm: mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn, buồn ngủ hay cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, khó ngủ, đi tiểu tăng lên hay giảm đi, ngứa hoặc bị tê bì tay chân, da khô, đau đầu, giảm cân, chuột rút cơ bắp, khó thở, tức ngực.

Làm thế nào để phòng ngừa suy thận do tăng huyết áp?

Suy thận, khi được phát hiện sớm, có thể cải thiện để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng hơn và các biến chứng khác. Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, những người có tiền sử tăng huyết áp nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, nồng độ albumin nước tiểu. Sử dụng các sản phẩm tăng cường chức năng thận là phương pháp chủ động, hiệu quả giúp kiểm soát được sức khỏe của thận khi bị tăng huyết áp. Với các thành phần từ thảo dược như đan sâm, hoàng kỳ, dành dành, mã đề…là những vị thuốc bổ thận, tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, phù nề… do chức năng thận suy yếu. Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.