Caffeine là một chất phổ biến có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Uống một cốc cà phê buổi sáng, một tách trà vào buổi chiều là thói quen thường thấy với nhiều người. Ngoài ra các thức uống năng lượng hay giải khát vào một ngày nóng đều có chứa caffeine. Bạn có thể nghĩ rằng caffeine là một chất kích thích nhẹ và sử dụng với mục đích giúp tỉnh táo, nhưng caffeine ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm thận và có thể dẫn đến suy thận.

Cà phê gây sỏi thận

Tiêu thụ caffeine có liên quan đến bệnh sỏi thận. Sỏi canxi oxalat, là loại phổ biến nhất của sỏi thận, được hình thành từ các tinh thể kết hợp giữa canxi và oxalate. Trong một nghiên cứu báo cáo vào tháng 8 năm 2004 đăng tải trên "Tạp chí Tiết niệu", tham gia nghiên cứu là những người đã có tiền sử sỏi canxi nhưng nồng độ canxi huyết thanh bình thường, đã tiêu thụ tương ứng 6 mg caffeine cho mỗi kg trọng lượng cơ thể sau khi nhịn ăn trong 14 giờ. Kết quả ghi nhận caffeine làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận có sự gia tăng nhất định nguy cơ phát triển sỏi canxi oxalat trong thận sau khi tiêu thụ caffeine.

Caffeine với bệnh suy thận

Caffeine có thể làm cho bệnh suy thận nặng hơn. Các nhà nghiên cứu đã công bố  vào năm 2007, caffeine làm trầm trọng thêm bệnh suy thận nếu có bệnh thận kết hợp với hội chứng chuyển hóa. Trong các thí nghiệm trên chuột bị tiểu đường, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong vòng hai tuần bắt đầu từ ngày sử dụng caffeine thì thấy protein tăng trong nước tiểu và tăng nhịp tim. Ngoài ra, các động mạch trong thận trở nên kém linh hoạt, có thể làm tăng nguy cơ suy thận.