Thận được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu chằng chịt, nên chức năng thận có liên quan và chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Khi các mạch máu bị hư hỏng sẽ gây suy thận. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp là nguyên nhân thứ hai gây ra suy thận.
Tạo sao SUY THẬN là “cái kết” tất yếu của bệnh tăng huyết áp?
Theo thời gian, huyết áp không được kiểm soát có thể làm thu hẹp các động mạch quanh thận, gây suy yếu hoặc xơ cứng các động mạch này. Khi đó, động mạch sẽ không thể cung cấp đầy đủ máu cho nhu mô thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Các nephron trong thận được cung cấp máu và oxy bởi một mạng lưới dày đặc mạch máu. Khi huyết áp tăng cao kéo dài, mạch máu phải giãn căng ra để máu cháy qua, dần dần, mạch máu bị hư hại, các nephron không nhận được oxy thiết yếu và chất dinh dưỡng. Kết quả là thận mất dần khả năng lọc máu và điều hoà chất lỏng, hormone, cân bằng điện giải trong cơ thể, tình trạng lúc này được gọi là bệnh suy thận mạn do tăng huyết áp gây ra.
Khi chức năng thận bị suy giảm, thận sẽ giảm hoặc ngừng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Chất lỏng ứ đọng trong các mạch máu và cơ thể, làm huyết áp tăng cao, tạo ra một chu kỳ nguy hiểm, hay còn gọi là vòng xoáy bệnh lý.
Các dấu hiệu nhận biết của suy thận do tăng huyết áp là gì?
Hầu hết những người bị tăng huyết áp đều không có triệu chứng đặc biệt. Ở một số trường hợp, tăng huyết áp có thể gây nhức đầu. Bệnh suy thận cũng thường không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Khi chức năng thận giảm mạnh, các triệu chứng có thể xuất hiện gồm: Thèm ăn thua, buồn nôn, nôn, buồn ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, gặp các vấn đề về giấc ngủ, tăng hoặc giảm tiểu tiện, ngứa hoặc tê toàn thân, da khô, sậm màu, đau đầu, giảm cân, chuột rút cơ bắp, khó thở, tức ngực. Khi có các dấu hiệu trên, hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Các chuyên gia sẽ kiểm tra máu, nước tiểu của bạn, sinh thiết thận nếu cần thiết và có kết luận cuối cùng.
Ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận do tăng huyết áp
Cách tốt nhất để làm chậm hoặc ngăn ngừa bệnh suy thận do cao huyết áp là phải từng bước thay đổi lối sống, bao gồm: Ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất, duy trì cân nặng khỏe mạnh, bỏ hút thuốc, tránh stress, giữ cho tâm lý luôn thoải mái.
Hai loại thuốc giảm huyết áp hay được dùng là: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin đã được chứng minh có hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận. Nhiều người có thể phải cần hai hoặc nhiều loại thuốc kết hợp để kiểm soát huyết áp. Người bệnh cũng cần lên một kế hoạch ăn uống lành mạnh để giúp hạ huyết áp. Các chuyên gia cũng đề nghị, người tăng huyết áp nên áp dụng phương pháp ăn kiêng DASH. Chế độ ăn kiêng DASH tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm chứa ít chất béo và cholesterol, ít thịt đỏ, đồ ngọt, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ.
Người bị suy thận do tăng huyết áp nên có chế độ ăn uống ít natri cũng như chất lỏng để giúp giảm phù và hạ huyết áp. Giảm chất béo bão hòa và cholesterol có thể giúp kiểm soát mức lipid cao, hoặc chất béo, trong máu. Các chuyên gia khuyên người bị suy thận nên ăn ít hoặc giảm lượng chất đạm, mặc dù những lợi ích của việc giảm protein trong chế độ ăn uống của người suy thận vẫn đang được nghiên cứu. Lý do là vì protein phân hủy thành các chất thải mà thận phải lọc ra khỏi máu. Ăn nhiều protein hơn nhu cầu của cơ thể có thể tăng gánh nặng cho thận, làm cho chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, khẩu phần protein quá thấp lại dẫn đến suy dinh dưỡng. Do vậy, người bị suy thận đang ở chế độ ăn hạn chế protein nên được theo dõi bằng xét nghiệm máu.
Bên cạnh việc kiểm soát huyết áp bằng chế độ dinh dưỡng, người bị suy thận cần kết hợp thêm sản phẩm giúp phục hồi chức năng thận, ngăn ngừa suy thận tiến triển sang giai đoạn muộn hơn. Đi đầu trong dòng thảo dược dành riêng cho thận hiện nay là sản phẩm thảo dược từ dành dành. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… tạo thành một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận như thiếu máu, mệt mỏi, tăng huyết áp, tăng cường giải độc và hồi phục chức năng của thận.