Khác với bệnh suy thận mạn tính là một quá trình tổn thương chức năng của thận kéo dài không hồi phục, suy thận cấp là hội chứng xuất hiện khi chức năng lọc cầu thận bị suy giảm đột ngột, nhanh chóng ở bệnh nhân mà trước đó chưa từng bị suy thận hoặc có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc suy thận mạn. Tình trạng suy thận cấp cũng thường ít gặp hơn so với bệnh suy thận mạn.

Triệu chứng nào cảnh báo đang bị suy thận cấp?

Dấu hiệu đặc trưng nhất của suy thận cấp dễ nhận thấy là sự vô niệu hoặc thiểu niệu. Khi làm xét nghiệm, triệu chứng để chẩn đoán suy thận cấp là sự gia tăng nồng độ creatinine máu. Bệnh nhân đột ngột vô niệu do chức năng lọc của cầu thận bị suy giảm hoặc mất hẳn, nguyên nhân thường là do giảm dòng máu qua thận, bị giãn mạch sau cầu thận, hoặc co mạch trước cầu thận, áp lực trong cầu thận gia tăng, giảm tính thấm của mạch máu tại thận. Thiểu niệu, vô niệu có thể bắt đầu từ từ hoặc ngay vào ngày đầu tiên khởi bệnh, thời gian mắc trung bình kéo dài 1 đến 2 tuần, nếu thiểu niệu kéo dài trên 4 tuần thì cảnh báo nguy cơ thận bị hoại tử vỏ. Chính vì nguyên nhân thiểu niệu, vô niệu nên sẽ làm cho ure, creatinine trong máu tăng cao và rất nhanh, được gọi là hội chứng tăng ure máu cấp, gây ra các triệu chứng như chán ăn, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, phù, tăng huyết áp, có thể phù phổi hoặc phù não. Bệnh nhân có thể bị kích thích vật vã, biểu hiện rối loạn tâm thần, co giật. Bệnh nhân còn bị tăng Kali máu cấp, trên tim mạch gây rung thất, ngừng tim, toan máu. Khi bị suy thận cấp tính, bệnh nhân có thể được chỉ định lọc máu, chạy thận nhân tạo.

Sau giai đoạn vô niệu, thiểu niệu, sẽ đến giai đoạn tiểu nhiều, bệnh nhân đi tiểu lượng rất nhiều trong ngày, có thể lên tới 3 hay 4 lít. Và điều này gây rối loạn điện giải nặng, có thể gây ra trụy tim mạch, mất nước nặng. Nếu không được bù kịp nước, điện giải hợp lý bệnh nhân có thể tử vong. Sau giai đoạn tiểu nhiều là giai đoạn phục hồi, lượng nước tiểu điều chỉnh dần về mức bình thường, lượng ure, creatinine máu giảm dần, tuy nhiên chức năng thận hồi phục rất chậm.

Cần làm gì để phục hồi chức năng thận sau khi suy thận cấp?

Trước kia, bị suy thận cấp, tỷ lệ tử vong rất cao, có khi đến 90% nhưng hiện nay nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực chạy thận, lọc máu nhân tạo và kỹ thuật hồi sức, tỷ lệ tử vong giảm còn khoảng 50%. Khi bệnh đang chuyển sang giai đoạn phục hồi, bệnh nhân cần được bồi bổ để nâng cao sức khỏe, dùng các thực phẩm giúp tăng cường chức năng thận. Để thận nhanh được phục hồi, bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ nhiều dược liệu quý như: Đan sâm, hoàng kỳ, dành dành, mã đề,… đều là những vị thuốc lợi tiểu, chữa bệnh về thận rất tốt. Sản phẩm còn được bổ sung thêm L- Carnitine fumarate, Co - Enzym Q10 giúp thận vận hành tốt hơn. Đặc biệt, sự góp mặt của linh chi đỏ, trầm hương giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng, giảm mệt mỏi, có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận.