Suy thận độ 1, độ 2 là những giai đoạn sớm của bệnh suy thận. Khi bệnh nhân mới mắc suy thận độ 1 và 2, lúc này, các triệu chứng mới chỉ thoáng qua, còn rất mơ hồ, người bệnh có thể chưa biết mình đã mắc bệnh suy thận cho đến khi được làm các xét nghiệm định kỳ hoặc tình cờ và được bác sĩ thông báo.

Các triệu chứng nào cảnh báo suy thận giai đoạn 1 và 2?

Triệu chứng toàn thân, hay là thể chất nói chung của người bệnh: thông thường triệu chứng toàn thân ít hoặc không biểu hiện rõ để người bệnh có thể tự cảm nhận được.

Triệu chứng cận lâm sàng (xét nghiệm): kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số creatinine trong huyết thanh tăng nhẹ. Khi bệnh chuyển sang các giai đoạn muộn, đến giai đoạn creatinin huyết thanh trong máu tăng cao, bệnh nhân có thể đã mất 50% chức năng thận.

Phân tích xét nghiệm nước tiểu: xuất hiện sự hiện diện của protein hoặc máu có trong nước tiểu. Tuy nhiên, việc xuất hiện máu hoặc protein trong nước tiểu vẫn chưa đánh giá được hoàn toàn bệnh nhân có bị suy thận hay không. Đây cũng có thể là nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý khác.

Bị suy thận giai đoạn sớm - Cần phải làm gì để kiểm soát bệnh chậm tiến triển?

Ở giai đoạn sớm, việc điều trị mục đích để bảo tồn chức năng thận. Điều trị có thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên áp dụng một chế độ ăn protein thấp hơn bình thường, ăn nhạt sẽ tốt cho người bị suy thận, giảm gánh nặng cho thận.

Kiểm soát huyết áp: Một số người bắt đầu bị tăng huyết áp ngay cả khi mới bị suy thận mạn giai đoạn sớm. Và tùy tình trạng mà bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn dùng thuốc hạ áp hay không.

Thiếu máu: Dự phòng thiếu máu bằng việc bổ sung sắt cũng sẽ được chỉ định. Ở suy thận giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc tạo máu.

Suy thận mạn là một tiến trình, bệnh sẽ tiến triển từ giai đoạn sớm sang các giai đoạn muộn, cuối cùng tiến tới phải chạy thận, ghép thận. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý và kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thì vẫn có thể kiểm soát được bệnh.