Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận giảm dần và vĩnh viễn theo thời gian. Nguyên nhân gây bệnh thường là do các bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh lý tại thận như: viêm cầu thận cấp, sỏi thận, ... Do đó trong phương pháp điều trị bảo tồn suy thận mạn, cần kiểm soát huyết áp, đường huyết và chế độ ăn hạn chế đạm để khống chế bệnh.

Ớ Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác toàn quốc. Ước tính khoảng 6 triệu người dân bị bệnh thận mạn, chiếm 6,73% dân số. Khoảng 80.000 suy thận mạn giai đoạn cuối và chỉ 10% trong số bệnh nhân được điều trị lọc máu hoặc đáp ứng với các phương pháp thay thế như: lọc máu, ghép thận. Với thực trạng như hiện nay việc phát hiện và ngăn ngừa suy thận mạn sẽ làm giảm bớt gánh nặng chăm sóc và điều trị cho bản thân và gia đình.

Suy thận mạn tính là một căn bệnh diễn tiến âm thầm qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, ở giai đoạn sớm không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ khi chức năng thận suy giảm chỉ còn 10- 15% thì triệu chứng bệnh  mới biểu hiện ra bên ngoài. Để chẩn đoán sớm bệnh thận mạn, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm nước tiểu và máu. Khi bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác dồ thì bệnh sẽ diễn tiến chậm và tránh được suy thận giai đoạn cuối. Nếu chẩn đoán muộn, không điều trị thích hợp bệnh diễn tiến nặng dần theo thời gian, không bao giờ hồi phục.

 

 
 

Triệu chứng lâm sàng của suy thận mạn: những triệu chứng sớm của bệnh như: mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Nặng hơn là các triệu chứng tim mạch như: viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Đồng thời, người bệnh sẽ có các triệu chứng của thiếu máu như người mệt mỏi, buồn ngủ, da xanh xao, nhợt nhạt, thần kinh mỏi mệt, mất tập trung, mất ngủ, lú lẫn bị hôn mê. Bệnh còn dẫn đến những thay đổi về nội tiết như giảm testosterone, ít tinh trùng, vô sinh, rối loạn cương và đồng thời gây loãng xương, gãy xương bệnh lý.

Nguyên nhân gây suy thận mạn: gồm các bệnh lý nguy cơ như: cao huyết áp, đái tháo đường, suy tim, hội chứng tắc nghẽn sau thận kéo dài hay các bệnh lý tại thận như: viêm vi cầu thận mãn, sỏi thận,…

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Nội khoa

Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu..., kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế đạm.

- Cần loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách:

Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo...

Ghép thận: đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn như chi phí cao, nguồn hiến thận còn hiếm và nguy cơ thải ghép cũng như những biến chứng đi kèm với quá trình phẫu thuật.