Suy thận mạn là bệnh lý thận tiết niệu hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, trong đó có thiếu máu. Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, đẩy nhanh nguy cơ suy thận mạn tiến triển sang giai đoạn cuối, thậm chí là tử vong.
Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh
Bệnh suy thận mạn tiến triển qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 trong một thời gian dài với các triệu chứng âm thầm, không biểu hiện rõ rệt do đó thường khi bệnh được phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, chức năng thận suy giảm nhiều.
Bên cạnh chức năng lọc máu tạo nước tiểu, thận còn có nhiệm vụ tiết ra một chất có khả năng kích thích mạnh mẽ tủy xương sinh tổng hợp hồng cầu, đó là erythropoietin để tham gia vào quá trình tuần hoàn, đảm bảo nuôi cơ thể. Khi chức năng thận bị suy giảm, thận không còn khả năng tạo ra erythropoietin, do đó tủy xương không còn chất kích thích để tạo hồng cầu và hậu quả là lượng hồng cầu bị giảm sút nhiều, cơ thể bị thiếu máu.
Theo PGS Vũ Lê Chuyên – Chủ tịch Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam cho biết, bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm:
- Trên hệ tim mạch: đánh trống ngực, hồi hộp. Khi tình trạng thiếu máu nặng có thể có biểu hiện suy tim hoặc làm nặng thêm tình trạng suy tim, bệnh nhân mệt, khó thở.
- Trên thần kinh: kém tập trung, giảm trí nhớ, hay quên, ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, ù tai…
- Trên hệ tiêu hóa: đau rát lưỡi do viêm lưỡi, chán ăn, ăn không tiêu.
- Trên hệ sinh dục: giảm ham muốn tình dục, vô kinh hoặc ít kinh ở nữ giới.
- Triệu chứng khác: da xanh xao, nhợt nhạt, tóc khô, dễ gãy rụng.
Theo các chuyên gia, thiếu máu là biểu hiện thường xuyên của bệnh suy thận mạn tính. Thận càng suy giảm chức năng thì thiếu máu càng nặng và hầu hết các bệnh nhân suy thận mạn đều không biết là mình đang bị thiếu máu, đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính
Cũng theo PGS Vũ Lê Chuyên, điều trị thiếu máu nằm trong các mục tiêu quan trọng của điều trị bảo tồn suy thận mạn tính, giúp kéo dài thời gian chưa phải chạy thận nhân tạo đồng thời giảm tỉ lệ tử vong và giảm các biến chứng trên tim mạch.
Nguyên tắc điều trị thiếu máu hiện nay là bổ sung chất erythropoietin, bổ sung sắt, acid folic, vitamin… Bên cạnh đó, hiện nay, để cải thiện tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn, nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược có tác dụng bổ máu. Tiêu biểu là thực phẩm chức năng với thành phần chính là cây dành dành kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,…