Thông thường, người bệnh thường nhầm lẫn giữa đợt cấp suy thận mạn với hội chứng suy thận cấp. Tuy nhiên, 2 tình trạng này là khác nhau. Vậy, làm thế nào để phân biệt bệnh suy thận cấp và đợt cấp trong suy thận mạn? Cách điều trị trong từng trường hợp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!

Định nghĩa và phân loại suy thận

Thận là cơ quan nội tạng có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, thực hiện chức năng lọc máu, đào thải các chất độc hại, đồng thời tái hấp thu nước và sản xuất các hormone. Khi thận bị tổn thương sẽ dẫn đến cơ chế bài tiết không triệt để, khiến chất độc và cặn bã tồn đọng trong cơ thể. Suy thận thường bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính là đái tháo đường và cao huyết áp. Thói quen sống thiếu khoa học cũng có thể khiến thận suy giảm chức năng: Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn, uống nước ngọt và nước có ga, tiêu thụ quá nhiều bánh mì ngọt chứa chất phụ gia, lạm dụng muối, uống ít nước,…

Bệnh được chia làm 2 giai đoạn:

➤ Suy thận cấp tính: Xảy ra khi thận bị mất các chức năng chính nhanh chóng và đột ngột. Lúc đó, các chất lỏng, điện giải và chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể khiến sức khỏe suy giảm.

➤ Suy thận mạn tính: Xảy ra khi các chức năng thận dần mất đi hơn 1/3. Khi đó, các dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ nét theo mức độ hư hại của thận. Để càng lâu, bệnh nhân có thể tử vong nếu không chạy thận hoặc ghép thận.

Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá thông qua cách đọc các cấu trúc của đơn vị thận dưới lớp kính hiển vi hoặc sinh thiết thận. Một số xét nghiệm cần làm để đánh giá chức năng thận như: Thử máu, siêu âm bụng, chụp CT scan bụng, xạ hình thận, phân tích nước tiểu,… Nếu trong gia đình hoặc người thân mắc bệnh di truyền về thận thì cần làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Dấu hiệu đợt cấp suy thận mạn khác với suy thận cấp

Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc suy thận nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được các dạng suy thận. Cụ thể, có 2 tình trạng dễ bị nhầm lẫn là: Suy thận cấp và đợt cấp trong suy thận mạn. Trong suy thận cấp, người mắc không có tiền sử bệnh thận, tiết niệu. Theo các tài liệu, bệnh suy thận cấp phát triển nhanh, do những nguyên nhân cấp tính. Dấu hiệu suy thận cấp là bệnh nhân không có biểu hiện tăng huyết áp, kích thước thận bình thường, thiếu máu nhẹ,... Biểu hiện suy thận cấp điển hình qua nước tiểu, người bệnh có thể bị vô niệu do niệu quản bị chèn ép hoặc xuất hiện sỏi. Ngoài ra, nhiều trường hợp ure máu tăng cao gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Với đợt cấp trong suy thận mạn, bệnh nhân có tiền sử bị bệnh thận, tiết niệu như sỏi thận và đã dùng thuốc điều trị, sau đó bệnh phát triển thành suy thận mạn. Lúc này, chức năng thận bị tổn thương không thể hồi phục. Huyết áp tăng cao, bệnh diễn biến nặng, thiếu máu, qua siêu âm phát hiện thận bị teo nhỏ. Ure máu tăng cao nhanh chóng và sau khi hồi phục vẫn còn protein niệu. Bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn niệu quản do sỏi gây ra. Tình trạng vô niệu làm cho các chức năng thận ngày càng suy yếu, khiến cơ thể bị tích nước và nhiễm độc do chất độc không được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có biểu hiện kali máu tăng cao đột ngột. Bệnh tiến triển nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc.

Phương pháp điều trị suy thận cấp và mạn tính

Suy thận cấp tính đòi hỏi phương pháp điều trị hợp lý và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Việc điều trị như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc giúp gia tăng sản lượng nước tiểu hoặc chỉ định chạy thận nhân tạo để lọc máu. Bạn cũng có thể được yêu cầu hạn chế dùng thức ăn giàu protein, muối, kali, thuốc huyết áp và thuốc bổ sung canxi. Nhiều trường hợp, thận có thể hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên, có thể cần đến 6 tuần hoặc lâu hơn. Trong khi đó, các yếu tố gây đợt cấp suy thận mạn sẽ làm tình trạng bệnh tiến triển nặng. Vì vậy, trong quá trình điều trị cần tập trung hạn chế các yếu tố này.

Nếu bệnh nhân bị giảm khối lượng tuần hoàn thì cần có phương pháp bù dịch hoặc máu nhanh chóng. Nếu xảy ra tình trạng vô niệu, nên tìm nguyên nhân và điều trị tình trạng này. Điều trị các ổ nhiễm trùng nếu có. Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn hợp lý, không hoặc hạn chế tối đa dung nạp các chất gây hại cho thận. Bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp và phù thì nên ăn nhạt hoàn toàn để giảm phù. Nên uống nước và sinh hoạt theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bị suy thận mạn nên theo dõi tình trạng bệnh một cách cẩn thận, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Hỗ trợ tăng cường chức năng thận nhờ thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bệnh suy thận nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng những vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa dành dành giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng sỏi thận, suy thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về cách phân biệt suy thận cấp và đợt cấp trong suy thận mạn. Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để cải thiện và tăng cường chức năng thận hiệu quả, bạn nhé!