Suy thận mạn là hậu quả của sự tổn thương thận trong thời gian dài, nhiều năm, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp của suy thận gồm: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm thận (viêm cầu thận), viêm mạch máu, nhiều u nang trong thận (bệnh thận đa nang)... Khi đến giai đoạn cuối, thận không còn đủ khả năng lọc máu, cần phải tiến hành lọc máu nhân tạo.

Ưu nhược điểm của hai phương pháp lọc máu

Hiện nay, có hai phương pháp lọc máu là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.

Với phương pháp chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ được bác sĩ phẫu thuật mổ nối thông động mạch. Bệnh nhân sẽ phải đến bệnh viện mỗi tuần 2 đến 3 lần để lọc máu, mỗi lần chạy máy khoảng 4 tiếng đồng hồ. Máu của người bệnh suy thận sẽ được đưa ra ngoài cơ thể, qua hệ thống lọc sẽ được lọc sạch và đưa trở về cơ thể. Hệ thống lọc có màng lọc nhân tạo, màng lọc này chỉ cho phép các chất cặn bã đi ra, còn các thành phần cần thiết trong máu sẽ được quay trở về cơ thể.

Chạy thận nhân tạo có ưu điểm là được thực hiện bởi nhân viên y tế, tại các bệnh viện có máy móc thiết bị phù hợp, không phải do bệnh nhân tự thực hiện. Do vậy điều kiện vô trùng vô khuẩn tốt, tránh tai biến, nếu có sự cố xảy ra trong quá trình chạy thận thì cũng có người có chuyên môn kiểm soát và xử trí. Số lần thực hiện chạy thận trong tuần thường không quá nhiều.

Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là bệnh nhân suy thận thường xuyên vào bệnh viện. Trong quá trình chạy thận, bệnh nhân có thể bị mệt mỏi, không ổn định và huyết động, có thể bị đông máu trong các dây, ống lọc, dễ bị thất thoát máu, dễ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Bên cạnh đó bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải thực hiện chế độ ăn kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp thứ hai là thẩm phân phúc mạc, đây được coi là một thủ thuật kém hiệu quả hơn, nhưng lại thuận tiện hơn cho bệnh nhân ngoại trú. Thẩm phân phúc mạc sử dụng chính phúc mạc của bệnh nhân làm màng lọc. Bệnh nhân suy thận được đặt một catheter vào màng bụng để thẩm phân, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh thay dịch lọc tại nhà, bảo đảm điều kiện vô khuẩn tốt để tránh nhiễm trùng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể thực hiện tại nhà hoặc bất cứ nơi nào sạch sẽ, không làm xáo trộn nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Người bệnh chủ động được và không bị lệ thuộc vào máy lọc như ở phương pháp trên. Thậm chí bệnh nhân suy thận có thể tự lọc khi đi làm, đi du lịch. Bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện để lấy dịch lọc và thuốc hàng tháng. Kỹ thuật này cũng không làm thất thoát máu, bệnh nhân không phải ăn uống kiêng khem như phương pháp trên. Nhưng không phải ai cũng được bác sĩ chỉ định phương pháp này, bệnh nhân phải có kiến thức và hiểu biết về sức khỏe, bảo đảm vệ sinh trong quá trình thực hiện. Trong trường hợp bệnh nhân không bảo đảm vô trùng khi thao tác thay dịch lọc, hoặc thay thế không kịp thời (không chú ý dịch lọc đã đục hoặc có máu...) dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm phúc mạc thì hậu quả sẽ khá nặng nề so với chạy thận nhân tạo.

Thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận

Cùng với việc lọc máu, người bị suy thận giai đoạn cuối có thể áp dụng các phương pháp khác kết hợp để giúp tăng cường chức năng thận. Một sản phẩm đi đầu hiện nay là sản phẩm có chứa thành phần chính là dành dành. Cây dành dành kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề, Co enzyme Q10, L carnitine … đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận.