Hiện nay, suy thận đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu, không chỉ đối với ngành y tế mà còn với cả cộng đồng. Nguyên nhân gây suy thận xuất phát từ thận hoặc do hậu quả của các bệnh lý khác như: viêm cầu thận, sỏi thận hay nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút... Để điều trị và phòng ngừa suy thận, ngoài vấn đề thăm khám sớm nhằm phát hiện tổn thương tại thận thì việc kiểm soát những bệnh nguy cơ có vai trò rất quan trọng.
Suy thận mạn ít có biểu hiện triệu chứng khi ở giai đoạn nhẹ, các dấu hiệu thường chỉ rõ rệt lúc bệnh đã tiến triển nặng (thậm chí ở giai đoạn cuối - khi chức năng thận chỉ còn 1/10). Một số biểu hiện của suy thận như: sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu, tăng huyết áp,…
Khi chức năng thận đã giảm, người bệnh cần có biện pháp giúp cơ thể loại bỏ muối, nước thừa, các chất độc hại trong máu bằng cách điều chỉnh lượng muối, protein, phốt-pho, kali trong bữa ăn hàng ngày. Bệnh nhân nên ăn nhạt nếu có phù, hạn chế ăn nhiều đạm, ưu tiên nguồn đạm chất lượng cao như: thịt trắng gia cầm, cá, thịt thăn,… Về thuốc, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc kiểm soát huyết áp, đường huyết (nếu cao huyết áp, tiểu đường), thuốc lợi tiểu (nếu có phù), duy trì cân bằng về vitamin và chất khoáng, điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khoẻ bằng vitamin D3, canxi… Nếu bị suy thận ở giai đoạn nặng, ngoài vấn đề dùng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp với các phương pháp điều trị thay thế như: lọc máu ngoài thận hay ghép thận. Tuy nhiên, với phương pháp chạy thận nhân tạo, người bệnh vẫn có những dấu hiệu của rối loạn nội tiết, thiếu máu, rối loạn cân bằng điện giải, đồng thời có thể xuất hiện nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn phúc mạc (ổ bụng), nhiễm khuẩn huyết… Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là nguồn cung cấp thận ghép, việc duy trì thận ghép không bị đào thải còn hạn chế, chi phí điều trị cũng rất tốn kém, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện kinh tế để áp dụng ghép thận. Hơn nữa, người bệnh có nhiều nguy cơ bị thải ghép sau phẫu thuật.
Bởi vậy, mục tiêu điều trị suy thận hiện nay là bảo tồn, kéo dài thời gian suy thận nhẹ và vừa bằng cách:
- Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu.
- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu.
- Không hút thuốc lá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.
- Không uống nhiều rượu.
- Nên ăn các thức ăn có lợi như đồ ăn ít chất béo, ít muối, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng...
- Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2-3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết.
- Tập thể dục đều đặn.
- Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu...
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, đặc biệt là những sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín. Sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này là thực phẩm chức năng có thành phần chính là dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,… Sản phẩm giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, kiểm soát các nguy cơ dẫn đến suy thận như: viêm cầu thận, sỏi thận, cao huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống hay sử dụng các thuốc độc với thận.
Đối với bệnh nhân suy thận mạn, việc phát hiện bệnh sớm, tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, đồng thời duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược dùng hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý,... là những biện pháp giúp hạn chế sự tiến triển nặng hơn và giảm nguy cơ tử vong do bệnh này gây ra.