Độ lọc cầu thần là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ xác định xem tình trạng bệnh thận của bạn đang ở mức độ nào. Vậy độ lọc cầu thận là gì và có ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về chỉ số quan trọng này. 

Tìm hiểu về độ lọc cầu thận là gì?

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của độ lọc cầu thận, bạn cần nắm được khái niệm, cách tính cũng như những đối tượng cần quan tâm tới chỉ số này.

Độ lọc cầu thận là gì?

Độ lọc cầu thận (GFR) là chỉ số ước tính lượng máu mà cầu thận có thể làm sạch trong mỗi phút. Vì vậy chỉ số này được xem là thước đo mức độ hoạt động của thận có tốt hay không. Thông qua độ lọc cầu thận, bác sĩ sẽ xác định liệu có vấn đề nào với thận hay không. 

Chỉ số GFR tỷ lệ nghịch với tình trạng sức khỏe của thận. Chỉ số này càng thấp nghĩa là thận của bạn đang gặp vấn đề càng nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu bạn mắc các bệnh thận, cầu thận sẽ lọc máu ít hơn, khiến chỉ số eGFR cũng hạ thấp.

Công thức tính độ lọc cầu thận

Thực tế cho tới hiện nay, các xét nghiệm để đo chính xác độ lọc cầu thận rất phức tạp và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Trong y khoa, bác sĩ sẽ ước tính chỉ số độ lọc cầu thận (eGFR) thông qua nồng độ creatinin trong máu. 

Creatinin là một chất thải được sinh ra từ quá trình phân giải protein trong thức ăn và mô cơ. Khi thận khỏe mạnh, chất độc này sẽ được lọc ra khỏi máu và thải trừ thông qua nước tiểu. Ngược lại nếu thận suy yếu, creatinin không được lọc sạch và dần dần tích tụ trong máu.

Công thức tính độ lọc cầu thận ước tính thực tế cũng rất phức tạp và yêu cầu sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nồng độ creatinin.
  • Độ tuổi.
  • Giới tính.
  • Chiều cao và cân nặng.
  • Chủng tộc.

Bạn có thể thực hiện tính độ lọc cầu thận ước tính online trên website của tổ chức National Kidney Foundation (Tổ chức Thận Quốc gia). Chỉ cần điền các thông số theo yêu cầu, sau đó hệ thống sẽ tự động tính toán cho bạn.

Ban-co-the-tinh-do-loc-cau-than-online-tren-website-National-Kidney-Foundation.webp

Bạn có thể tính độ lọc cầu thận online trên website National Kidney Foundation

Ai cần thực hiện xét nghiệm độ lọc cầu thận?

Xét nghiệm độ lọc cầu thận được thực hiện khi bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu biểu thị chức năng thận của bạn đang suy giảm. Những dấu hiệu thường gặp là:

  • Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Nước tiểu lẫn máu, có bọt hoặc màu nâu sẫm.
  • Sưng phù xung quanh mắt, bụng, cổ tay, cổ chân.
  • Xuất hiện các cơn đau ở giữa lưng, gần thận.
  • Chuột rút, cảm thấy ngứa và mệt.

Xét nghiệm này còn được thực hiện để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được khuyến cáo cho những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao là:

  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bị tắc nghẽn đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.
  • Người mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh động mạch vành.
  • Người có tiền sử thành viên trong gia đình mắc bệnh thận.
  • Người thừa cân, béo phì.

Chẩn đoán tình trạng thận qua độ lọc cầu thận

Chỉ số độ lọc thận sẽ thể hiện tình trạng hoạt động của thận có đang tốt hay không. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số eGFR như sau.

Độ lọc cầu thận bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số eGFR trung bình ở người trưởng thành là 90 mL/phút/1.73m2. Tuy nhiên thực tế, thận của bạn vẫn được đánh giá là hoạt động tốt nếu chỉ số này duy trì ở mức trên 60. Chỉ số này giảm dần theo độ tuổi, kể cả khi bạn không mắc bệnh thận. Dưới đây là chỉ số độ lọc cầu thận bình thường theo độ tuổi:

Bảng 1: Chỉ số lọc cầu thận bình thường theo độ tuổi  

Độ tuổi

eGFR trung bình (mL/phút/1.73m2)

20-29

116

30-39

107

40-49

99

50-59

93

60-69

85

70+

75

(* Số liệu được trích dẫn từ tổ chức National Kidney Foundation)

Mối quan hệ giữa độ lọc cầu thận và bệnh thận

Nếu chỉ số độ lọc cầu thận duy trì ở mức dưới 60 trong liên tiếp 3 tháng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận mạn tính. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số độ lọc cầu thận như sau: 

Bảng 2: Ý nghĩa chỉ số lọc cầu thận theo từng giai đoạn

Giai đoạn

Ý nghĩa

Giai đoạn 1 (eGFR ≥90)

Thận bị tổn thương nhẹ nhưng vẫn hoạt động như bình thường

Giai đoạn 2 (eGFR 60-89)

Thận bị tổn thương và mất chức năng nhẹ. 

Giai đoạn 3a (eGFR 45-59)

Thận bị tổn thương nhẹ tới trung bình, suy giảm chức năng thận 

Giai đoạn 3b (eGFR 30-44)

Thận bị tổn thương trung bình tới nặng và có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh

Giai đoạn 4 (eGFR 15-29)

Thận bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn 5 (eGFR <15)

Suy thận nặng, suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải lọc máu hoặc ghép thận trong giai đoạn này. 

Y-nghia-chi-so-do-loc-cau-than.webp

Ý nghĩa chỉ số độ lọc cầu thận

Yếu tố nào ảnh hưởng tới độ lọc cầu thận?

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ lọc cầu thận khiến kết quả xét nghiệm không chính xác. Các yếu tố này bao gồm:

  • Trẻ em dưới 18 tuổi hoặc người cao tuổi.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người đang mắc bệnh thận hoặc các bệnh mạn tính khác. 
  • Người có nhiều cơ bắp hơn mức bình thường, ví dụ người da đen hoặc vận động viên.
  • Người mắc các bệnh ảnh hưởng tới khối lượng cơ, bệnh mất cơ.
  • Người béo phì.
  • Người đang thực hiện chế độ ăn chay.

>>XEM THÊM: 10 chỉ số xét nghiệm người suy thận cần biết

Thông tin thêm cho bạn

Dù chỉ số eGFR là bao nhiêu, bạn cũng cần thực hiện các hành động sau để giữ cho thận luôn khỏe mạnh:

  • Kiểm soát chỉ số huyết áp: Cần duy trì mức huyết áp bình thường ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế sử dụng muối, đường, chất đạm hay những loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm sinh học, dầu thực vật, các loại rau và trái cây.
  • Luyện tập thể dục: Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số hoạt động thể dục nhẹ nhàng mà bạn có thể thực hiện như đi bộ hoặc đạp xe. 
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ mức cân nặng tốt cho sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Kiểm soát đường huyết: Đường huyết cao là nguyên nhân gây tổn thương mạch máu tới thận. Bạn cần kiểm soát lượng đường nạp vào hàng ngày và dùng thuốc theo chỉ định nếu đang mắc đái tháo đường.
  • Sử dụng thảo dược bổ thận: Những loại thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh,... có tác dụng tăng cường chức năng lọc chất thải, giảm phù nề, bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi tế bào thận. Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa và bảo vệ thận khỏi các tác nhân gây hại mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào.

cay-danh-danh-co-ta-dung-bo-than-tang-cuong-chu-nang-than.webp

Cây dành dành có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ số độ lọc cầu thận mà bạn cần biết. Đây là chỉ số quan trọng nhằm xác định xem liệu thận của bạn có đang gặp vấn đề nào hay không. Nếu bạn còn thắc mắc nào về ý nghĩa hay cách tính chỉ số này, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp kịp thời. 

Link tham khảo:

https://medlineplus.gov/ency/article/007305.htm#:~:text=Glomerular%20filtration%20rate%20(GFR)%20is,filter%20waste%20from%20the%20blood

https://www.kidney.org/atoz/content/gfr

https://www.kidneyfund.org/prevention/tests-for-kidney-health/egfr-test.html

https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/21593-estimated-glomerular-filtration-rate-egfr

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/glomerular-filtration-rate#:~:text=The%20glomerular%20filtration%20rate%2C%20or,well%20your%20kidneys%20are%20functioning