Thận là cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau giúp duy trì sự sống. Tại Việt Nam, các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận,... có tỷ lệ mắc khá cao và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người mắc. Để giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng của các bệnh thận thường gặp nhất. 

Suy thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, khiến các chất thải độc hại và chất lỏng dư thừa không được đào thải ra bên ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng. Suy thận được chia làm 2 loại theo thời gian mắc bệnh là suy thận cấp và suy thận mạn.

Suy thận cấp diễn ra và tiến triển nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn (khoảng vài giờ đến vài ngày). Tuy nhiên, thận có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn nếu như được điều trị kịp thời và hợp lý. 

Ngược lại, suy thận mạn diễn ra theo giai đoạn và chức năng thận không thể hồi phục. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng, làm chậm tiến triển và hạn chế biến chứng của bệnh. 

Nguyên nhân gây suy thận

Tổn thương thận cấp chủ yếu là do giảm lượng máu tới thận trong các trường hợp như: Chấn thương gây mất máu, suy tim, suy gan, nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân khác là do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ niệu quản đến bàng quang như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,... Suy thận cấp cũng có thể xảy ra sau khi sử dụng một số loại thuốc, chất độc hoặc do biến chứng thai kỳ. 

Suy thận mạn là hậu quả của một số bệnh lý như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm ống thận mô kẽ, viêm đài bể thận tái phát nhiều lần, tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài,...

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn

Triệu chứng suy thận

Ở giai đoạn đầu, người bị suy thận thường không nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Thay đổi lượng nước tiểu (nhiều hoặc ít hơn bình thường).
  • Phù mắt cá chân và bàn chân.
  • Khó thở, hụt hơi.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Buồn nôn dai dẳng.
  • Lú lẫn.
  • Đau tức vùng ngực.
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật, thậm chí là hôn mê.

Biến chứng của suy thận

Suy thận có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu, tăng kali huyết.
  • Giữ nước gây phù tứ chi, tăng huyết áp, phù phổi cấp. 
  • Bệnh tim mạch.
  • Nhiễm toan chuyển hóa.
  • Yếu xương. 

Sỏi thận

Sỏi thận hay sạn thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang,... lâu ngày hình thành nên những tinh thể rắn. Kích thước viên sỏi có thể từ vài milimet cho đến vài centimet. 

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Sỏi thận có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, thường gặp nhất là từ 40 tuổi trở lên. Bệnh xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Uống ít nước.
  • Ăn mặn, nhiều dầu mỡ.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Nhịn tiểu.
  • Dùng thuốc tùy tiện.

Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng không được đào thải ra ngoài mà lắng đọng tại thận

Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng không được đào thải ra ngoài mà lắng đọng tại thận

Triệu chứng sỏi thận

Sỏi thận sẽ không gây ra triệu chứng gì cho đến khi chúng di chuyển xuống niệu quản. Dấu hiệu điển hình nhất là cơn đau dữ dội ở một bên lưng hoặc bụng, được gọi là cơn đau quặn thận.

Các triệu chứng khác của sỏi thận gồm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Ớn lạnh.
  • Tiểu ra máu, tiểu rắt. 
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc đổi màu.

Biến chứng của sỏi thận

Nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp, hầu hết sỏi thận sẽ không gây ra thương tổn lâu dài. Trái lại, nếu viên sỏi lớn và không được điều trị thích hợp có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng nặng, thậm chí là nhiễm trùng huyết.
  • Suy thận.
  • Giãn đài bể thận.
  • Viêm mô kẽ ống thận, viêm đài bể thận.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư xảy ra khi thận bị tổn thương và đào thải một lượng lớn protein vào nước tiểu, từ đó làm giảm lượng protein trong máu.

Nguyên nhân gây nên hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư được chia thành 2 loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh: 

  • Thận hư nguyên phát: Do cầu thận bị tổn thương làm suy giảm chức năng thận.
  • Thận hư thứ phát: Do các bệnh lý khác gây nên như tiểu đường, rối loạn hệ miễn dịch, lupus ban đỏ, nhiễm trùng và do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư. 

Triệu chứng của hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư có một số triệu chứng đặc trưng sau:

  • Lượng protein trong nước tiểu tăng cao (protein niệu).
  • Mức cholesterol trong máu cao.
  • Giảm nồng độ albumin máu.
  • Phù, đặc biệt là vùng mắt cá chân, bàn chân và xung quanh mắt. 
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Nước tiểu có bọt.
  • Tăng cân do cơ thể giữ nước.

Phù là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của hội chứng thận hư 

Phù là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của hội chứng thận hư 

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm ở các mạch máu trong thận và tiểu cầu thận. Bệnh gồm 2 thể, đó là:

  • Viêm cầu thận cấp tính xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau 4-6 tuần điều trị. 
  • Viêm cầu thận mạn tính tiến triển từ từ qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, dẫn đến xơ cả 2 bên thận, không thể hồi phục dù đã được điều trị tích cực.

Nguyên nhân của viêm cầu thận

Một số bệnh lý gây ra viêm cầu thận cấp tính như:

  • Viêm họng hạt. 
  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Hội chứng Goodpasture.
  • U hạt với viêm đa mạch (u hạt Wegner).
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen. 

Đối với viêm cầu thận mạn tính, có khoảng 25% trường hợp mắc bệnh nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Các yếu tố đã được xác định là gây ra viêm cầu thận mạn gồm:

  • Bệnh thận do đái tháo đường.
  • Xơ hóa cầu thận khu trú.
  • Bệnh thận IgA.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Viêm cầu thận cấp tái phát nhiều lần.
  • Hệ miễn dịch bất thường.
  • Tiền sử gia đình có người bị viêm cầu thận. 

Người bị viêm cầu thận mạn không thể hồi phục hoàn toàn

Người bị viêm cầu thận mạn không thể hồi phục hoàn toàn 

Triệu chứng viêm cầu thận

Một số triệu chứng có thể dễ dàng nhận thấy ở người bị viêm cầu thận như:

  • Tăng huyết áp, nếu kéo dài sẽ gây tổn thương đáy mắt, tai biến mạch máu não hoặc suy tim.
  • Phù mặt, phù chân, chủ yếu buổi sáng, giảm phù vào buổi chiều.
  • Tiểu ra máu.
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Sốt nhẹ, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng.
  • Đau bụng, đi tiêu lỏng.

Viêm thận bể thận cấp

Viêm bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng tiết niệu trên, gồm nhiễm khuẩn cấp đài thận, bể thận, nhu mô thận và niệu quản. 

Nguyên nhân viêm thận bể thận cấp

Viêm bể thận cấp thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và bắt đầu sinh trưởng, di chuyển lên bàng quang. Từ đó, vi khuẩn đi qua niệu quản và đến thận. 

Triệu chứng của viêm thận bể thận cấp

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 2 ngày kể từ khi nhiễm trùng, bao gồm:

  • Sốt từ 39°C.
  • Đau vùng bụng, lưng, hông hoặc bẹn.
  • Tiểu nhiều, tiểu rát.
  • Nước tiểu đục, có mùi tanh.
  • Nước tiểu lẫn máu hoặc mủ.
  • Run, ớn lạnh.
  • Đau nhức, mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
  • Rối loạn tâm thần.

Viêm ống thận cấp

Viêm ống thận cấp hay viêm ống kẽ thận cấp, là tình trạng các liên bào ống thận bị tổn thương và hoại tử. Đây là một trong những nguyên nhân gây suy thận cấp. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. 

Viêm ống thận cấp là nguyên nhân thường gặp gây ra suy thận cấp

Viêm ống thận cấp là nguyên nhân thường gặp gây ra suy thận cấp

Nguyên nhân gây viêm ống thận cấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm ống thận cấp nhưng được chia thành 3 nhóm chính sau:

  • Do giảm tưới máu tới thận: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây hoại tử ống thận. 
  • Do ngộ độc: Một số thuốc độc tính trên thận (kháng sinh nhóm aminoglycosid, thuốc chống u) hoặc chất độc tự nhiên trong các loại sinh vật và hải sản (cá trắm, cóc,...) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào ống thận hoặc gián tiếp thông qua cơ chế co mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu thận. 
  • Do dị ứng: Viêm ống thận cấp dị ứng xảy ra khi người bệnh sử dụng một số thuốc như: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc lợi tiểu, penicillin, cimetidin,...

Biến chứng của viêm ống thận cấp

Trong quá trình bệnh tiến triển, viêm ống thận cấp có thể gây ra một vài biến chứng như:

  • Co giật, phù não.
  • Trụy tim mạch.
  • Phù phổi cấp.

Triệu chứng viêm ống thận cấp

Các triệu chứng của bệnh khá rõ ràng, tương tự biểu hiện của suy thận, chẳng hạn như:

  • Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Nước tiểu lẫn protein, máu, bạch cầu. 
  • Khó thở.
  • Phù nề, tăng cân. 

Ung thư thận

Ung thư thận xảy ra khi các tế bào ở 1 hoặc cả 2 bên quả thận tăng sinh không kiểm soát, hình thành nên khối u. Khi ung thư tiến triển, khối u có thể di căn sang các bộ phận khác.

Nguyên nhân ung thư thận

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ung thư thận. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nam giới.
  • Lớn tuổi.
  • Tăng huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Dùng thuốc giảm đau dài ngày..
  • Bệnh thận mạn.
  • Yếu tố di truyền. 

Nam giới có tỷ lệ mắc phải ung thư thận cao hơn nữ giới 

Nam giới có tỷ lệ mắc phải ung thư thận cao hơn nữ giới 

Triệu chứng ung thư thận

Ung thư thận giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ, thường không có biểu hiện gì. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể xuất hiện gồm:

  • Đau lưng dai dẳng, đặc biệt là vùng ngay dưới xương sườn.
  • Xuất hiện cục u ở bên hông hoặc lưng. 
  • Mệt mỏi, sụt cân, ăn không ngon.
  • Sốt.
  • Thiếu máu.
  • Tiểu máu.

Dành dành - Thảo dược giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận

Chuyên gia khuyên rằng, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược giúp bảo vệ thận toàn diện hơn, ngăn ngừa các bệnh lý ở thận tiến triển. 

Dành dành là một trong những loại thảo dược tốt cho thận. Theo nghiên cứu của nhiều trường Đại học và bệnh viện tại Trung Quốc vào năm 2017, chiết xuất từ quả cũng như thân của dành dành có tác dụng cải thiện đáng kể tổn thương thận, chống xơ hóa thận, tăng cường lưu lượng máu đến thận, ức chế sự tiến triển các bệnh thận. 

Dành dành có tác dụng cải thiện đáng kể tổn thương tại thận, chống xơ hóa thận và tăng cường lượng máu đến thận 

Dành dành có tác dụng cải thiện đáng kể tổn thương tại thận, chống xơ hóa thận và tăng cường lượng máu đến thận 

Ngoài ra, còn có nhiều loại thảo dược khác mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho thận như: Hoàng kỳ, mã đề, râu mèo, trầm hương, bạch phục linh,… 

Để có thể phát huy được công dụng một cách tối ưu, các nhà khoa học bào chế thành công viên nén thảo dược chứa thành phần chính là dành dành có hiệu quả bảo vệ thận, chống xơ hóa thận trong trường hợp giảm lưu lượng máu đến nuôi thận. Từ đó, giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bệnh thận, suy thận. 

Sản phẩm thảo dược cải thiện đáng kể các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu bọt, tiểu ra đạm. Đồng thời còn giúp giảm đường huyết, axit uric, tăng cường chức năng lọc của thận, ngừa suy thận tiến triển khi bị đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh về thận.

Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, đan sâm, trầm hương, hoàng kỳ, mã đề,... lên tới 92,9%.
Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc thông tin các bệnh về thận thường gặp nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh thận, vui lòng để lại bình luận bên dưới để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.cdc.gov/kidneydisease/publications-resources/ckd-national-facts.html

https://www.healthline.com/health/kidney-failure#symptoms

https://www.healthline.com/health/kidney-stones#symptoms

https://www.healthline.com/health/nephrotic-syndrome#symptoms

https://www.healthline.com/health/glomerulonephritis#causes

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/