Thận là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Cấu tạo, chức năng của thận như thế nào sẽ được trình bày chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

Đặc điểm, cấu tạo của thận 

Thận nằm trong phần khoang bụng sau phúc mạc và đối xứng với nhau qua cột sống, có hình hạt đậu. Hai quả thận nằm 2 bên, ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Về vị trí, thận phải nằm thấp hơn thận trái một khoảng ngắn. Mặt sau thận khá sần sùi nhưng mặt trước lại nhẵn bóng. 

Thận có một bờ lõm, một bờ lồi, chiều dài khoảng từ 10-12.5 cm, chiều rộng từ 5-6cm và dày 3-4 cm. Ở bờ lõm của thận, có rốn thận tức một phần lõm sâu, đây là nơi có mạch máu và tổ chức thận liên quan.

Thận bao gồm 2 vùng chính: 

  • Phần vỏ thận: Nằm ngoài cùng, có màu hồng, đỏ hoặc đỏ thẫm, bề dày từ 7-10mm.
  • Phần tủy: Bao gồm các tháp thận.

Vỏ thận được cấu tạo bởi các chấm nhỏ li ti màu đỏ, có bán kính khoảng 0,1mm, được gọi là cầu thận hay tiểu cầu Malpighi. Một đơn vị chức năng thận - nephron - bao gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận. Nhu mô thận gồm 2 phần, phần vỏ màu đỏ nhạt ở bên ngoài, vùng tủy đỏ thẫm bên trong.

Vùng tủy được tạo thành từ các tháp thận hay các tháp Malpighi. Tháp thận có hình nón, đỉnh hướng về phía bể thận còn đáy hướng vỏ thận.

Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa. Trong đó, ống lượn gần cùng ống lượn xa ở trong phần vỏ, còn quai Henle nằm ở vùng tủy. Các tháp thận ở tủy cũng được tạo nên bởi một phần ống thận.

than-hinh-hat-dau-doi-xung-nhau-qua-cot-song.webp

Thận hình hạt đậu, đối xứng nhau qua cột sống 

Chức năng của thận là gì?

Thận là tạng phủ quan trọng trong cơ thể. Vậy theo quan điểm của tây y và đông y thì chức năng của thận khác nhau như thế nào?

Chức năng thận theo tây y

Vai trò quan trọng nhất của thận chính là duy trì cân bằng nội môi, nghĩa là đảm bảo cân bằng điện giải và các yếu tố khác sao cho môi trường bên trong cơ thể ổn định. Do đó, thận có các chức năng chính như sau.

Khả năng bài tiết chất thải

Loại bỏ, đào thải các chất thải như ure (sản phẩm của quá trình phân hủy protein) và acid uric (thông qua phân hủy acid nucleic) qua đường nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Tái hấp thu các chất dinh dưỡng

Thận có khả năng tái hấp thu lại chất dinh dưỡng từ máu sau đó đưa đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, thận có thể tái hấp thu các chất khác để đảm bảo duy trì cân bằng nội môi. Các sản phẩm được thận tái hấp thu bao gồm: Nước, ion clorua, natri, magie, kali, phosphate, bicarbonat, acid amin, đường glucoza. 

Duy trì mức pH ổn định trong cơ thể

Thông thường ở người, khoảng pH máu được chấp nhận là 7,38 - 7,42. Dưới ngưỡng này, cơ thể xảy ra tình trạng toan máu, trên ngưỡng đó bị kiềm máu. Khi đó, protein bị phá vỡ và không hoạt động được, nghiêm trọng có thể gây tử vong. 

Thận và phổi chính là 2 cơ quan duy trì pH trong cơ thể người. Thận thực hiện được chức năng này qua 2 quá trình:

  • Hấp thụ, tái tạo bicarbonate từ nước tiểu: Bicarbonat có khả năng trung hòa acid. Nếu nồng độ acid tăng lên, thận có thể giải phóng chất này để ổn định pH.
  • Thực hiện bài tiết hydro và acid cố định: Acid cố định hay acid không bay hơi là kết quả từ quá trình chuyển hóa không hoàn toàn của carbohydrate, protein và chất béo. Các acid đó là acid lactic, acid sulfuric, acid photphoric.

than-co-chuc-nang-duy-tri-ph-on-dinh-trong-co-the.webp

Thận có chức năng duy trì pH ổn định trong cơ thể

Khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào

Các chất được hòa tan trong huyết tương tạo nên áp suất thẩm thấu, đặc biệt là ion Na+.

Qua việc điều hòa thành phần các chất trong huyết tương, thận thực hiện điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, giữ áp suất luôn duy trì ở mức không đổi, hằng định khoảng 300 mOsm/L. 

Chức năng nội tiết của thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp cho cơ thể thông qua hệ thống RAA (Renin Angiotensin Aldosteron). Khi lưu lượng máu đến thận giảm hoặc Na+ trong máu giảm, tổ chức cạnh cầu thận tiết ra hormon tên là Renin. Thông qua tác dụng của Renin và men chuyển sẽ biến đổi một protein trong máu là angiotensin thành angiotensin II.

Angiotensin II làm tăng huyết áp theo cơ chế:

  • Gây co mạch. 
  • Tạo cảm giác khát để bổ sung nước cho cơ thể (do kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi).
  • Tăng tiết ADH: Angiotensin II kích thích nhân trên thị dẫn đến ADH được tăng tiết, làm cho nước ở ống lượn xa và ống góp được hấp thu.
  • Tăng tiết aldosteron: Angiotensin II thúc đẩy khả năng bài tiết aldosteron của vỏ thượng thận, làm tăng tái hấp thu Na+ cùng với nước ở ống lượn xa và ống góp.

Bên cạnh đó, thận còn điều hoà một số hormon:

  • Erythropoietin: Thận bài tiết erythropoietin giúp tăng tạo hồng cầu. Khi cơ thể mất máu, thiếu máu hoặc nồng độ O2 trong máu thấp, thận sản xuất ra hormon erythropoietin. Erythropoietin có khả năng kích thích tế bào đầu dòng sinh hồng cầu chuyển thành tiền nguyên hồng cầu từ đó, tăng sinh hồng cầu. 
  • Calcitriol: Là chất chuyển hóa có hoạt tính nội tiết tố của vitamin D, làm tăng lượng Ca ruột hấp thụ và tăng khả năng tái hấp thu phosphate ở thận.

than-co-chuc-nang-dieu-hoa-huyet-ap.webp

Thận có chức năng điều hòa huyết áp

Chức năng của thận theo đông y

Thận theo quan điểm của đông y được chia thành thận âm và thận dương. Thận âm tức là thận tinh thuộc phần thủy, thận dương là thận khí thuộc phần hỏa. Hải Thượng Lãn Ông đã nói rằng: “Thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc rễ 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, bể chứa tinh huyết”. Điều này đã khẳng định được vai trò quan trọng của tạng Thận trong cơ thể người.

Dưới đây là một số chức năng thận theo quan điểm cổ truyền:

  • Thận chủ tàng tinh: Tinh có nghĩa là vật chất cơ bản hoạt động sống, có tinh sinh dục (tinh tiên nhiên) và tinh trong thức ăn, đồ uống (tinh hậu thiên). Có thể thấy, thận khí là nhân tố chủ chốt  dẫn đến khả năng về tình dục cũng như duy trì nòi giống của cơ thể. 
  • Thận chủ khí hóa nước: Tức là khả năng đem nguồn nước từ thức ăn đến nuôi sống các tổ chức trong cơ thể, bài tiết nước ra khỏi cơ thể. Có thể hiểu chức năng tương ứng ở y học hiện đại là bài tiết nước và chất thải.
  • Thận chủ nạp khí: Khí do phế hít vào được giữ lại tại thận. Nếu thận hư sẽ không có khả năng nạp khí, khiến khí phế nghịch gây hen suyễn, khó thở.
  • Thận chủ xương tủy: Tinh sinh tủy mà tinh được thận tàng trữ, tủy nuôi dưỡng xương nên nói thận chủ cốt sinh tủy. Thận hư sẽ khiến xương mềm yếu, chậm mọc răng, chậm biết đi. Tủy ở cột sống hướng lên não, do thận sinh tủy nên thận thông với não, luôn luôn cung cấp tinh tủy cho não. Do vậy thận hư có thể khiến trí tuệ kém phát triển, chậm chạp,...
  • Thận khai khiếu ra tai: Thận hư dẫn đến ù tai, nặng hơn có thể bị điếc.
  • Thận chủ tiền âm và hậu âm: Tiền âm bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam nữ, hậu âm phần hậu môn, đưa phân ra ngoài. Thận hư dẫn đến chứng đi tiểu nhiều hoặc đại tiện lỏng (thường gặp ở người già), chứng đái dầm (trẻ em), chứng di tinh,...

chuc-nang-cua-than-trong-dong-y-la-gi.webp

Chức năng của thận trong đông y là gì?

Cần làm gì để duy trì chức năng thận?

Chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của thận. Do đó, để duy trì chức năng của thận và ngăn ngừa các bệnh lý về thận bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Tuân thủ uống đủ từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ không tạo áp lực đủ lớn để thận lọc chất thải. Khi đó, chất thải bị đọng lại tại thận là nguyên nhân gây ra sỏi thận, suy thận.

Xây dựng chế độ ăn gồm những thực phẩm tốt cho thận

Các thực phẩm tốt cho thận bao gồm:

  • Giấm táo: Chứa thành phần tự nhiên giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi calci, những sản phẩm lắng cặn ở thận và không gây kích ứng lớp màng thận.
  • Bắp cải: Chứa lượng lớn vitamin K, C, E, B6 và chất xơ. Thế nên, bắp cải được cho là thực phẩm vừa giúp thanh lọc máu vừa có khả năng thải độc rất tốt cho thận.
  • Lòng trắng trứng: Chứa nhiều protein, amino acid thiết yếu cho thận. 
  • Ớt chuông (Hay còn gọi là ớt ngọt): Là loại thực phẩm có thành phần gồm nhiều vitamin C, vitamin A, lycopene cùng với acid folic, chất xơ, vitamin B5. Thêm vào đó, hàm lượng kali trong ớt chuông không cao, nên không ảnh hưởng quá nhiều tới chức năng thận. Ngoài ra, ớt chuông giải độc thận bằng cách giúp thải acid uric đang dư thừa từ thận ra khỏi cơ thể.
  • Quả nam việt quất: Chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng, chống oxy hóa tốt có tên proanthocyanidin. Loại quả này cũng chứa nhiều quinine - chất biến đổi thành acid hippuric giúp thanh thải độc tố khỏi cơ thể.

Trái cây và rau quả sẽ giúp tăng thanh thải các sản phẩm dư thừa ra bên ngoài thông qua nước tiểu. Những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc giúp tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào ở thận tránh khỏi tác hại từ các gốc tự do.

xay-dung-che-do-an-gom-ot-chuong-bap-cai-giup-duy-tri-chuc-nang-than.webp

Xây dựng chế độ ăn gồm ớt chuông, bắp cải… giúp duy trì chức năng thận

Bổ sung thêm nguyên tố magie

Thiếu magie có thể khiến thận không lọc và đào thảo được hết các chất độc. Ngoài ra, thiếu hụt magie còn làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh lý huyết áp cao. Để thận hoạt động tốt, nên bổ sung magie bằng cách ăn nhiều rau có màu xanh lá, sử dụng thêm các loại hạt và ngũ cốc.

Giảm sử dụng muối natri và protein

Tuy natri và protein rất cần thiết trong việc duy trì cân bằng nội môi nhưng dư thừa sẽ gây cao huyết áp, bệnh về thận, bệnh tim,... Nếu lượng muối và protein dư thừa quá nhiều trong cơ thể sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, giảm bớt muối và protein trong khẩu phần ăn có thể giảm bớt áp lực cho thận.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng thận

Bên cạnh những biện pháp trên, nếu có nguy cơ cao hoặc đang mắc các bệnh lý về thận, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược gồm thành phần dành dành, đan sâm, bạch phục linh, mã đề... Trong đó:

  • Dành dành: Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Trường Đại học Y dược và Y học cổ truyền tại Trung Quốc (2017) đăng tải trên chuyên trang y khoa uy tín Pubmed, dành dành có tác dụng ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô, làm chậm quá trình xơ hóa thận tiến triển.
  • Linh chi đỏ, đan sâm: Tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh, làm giảm triệu chứng viêm cầu thận, thúc đẩy đưa máu đến thận.
  • Trầm hương: Giảm xơ hóa tế bào trung bì thận, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh thận ở người mắc đái tháo đường.
  • Bạch phục linh, mã đề: Tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng thanh thải ở thận, giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, giảm tích lũy natri, kali trong máu.

>>>XEM THÊM: Tác dụng của dành dành trong bệnh thận

Sự kết hợp giữa thành phần chính dành dành với linh chi đỏ, đan sâm, trầm hương, bạch phục linh, mã đề,... giúp hỗ trợ kiểm soát tiến triển quá trình suy thận mạn tính. Một trong những ưu điểm lớn nhất sản phẩm này là có thể phối hợp cùng phương pháp điều trị tây y khác, sử dụng lâu dài không gây tác dụng phụ.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương,... lên tới 92,9%.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ được chức năng của thận đối với cơ thể và biết cách để bảo vệ sức khỏe thận. Nếu còn những ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về chức năng của thận, hãy để lại thông tin số điện thoại dưới phần bình luận để có thể trao đổi với chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/305488#maintaining_healthy_kidneys
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/

Dược sĩ Đào Ngọc