Chức năng thận suy giảm nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành suy thận, nghiêm trọng hơn sẽ phải chạy thận. Tuy dấu hiệu thận yếu dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác nhưng nếu phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu thận yếu điển hình trong bài viết sau đây nhé!

Các dấu hiệu thận yếu

Các dấu hiệu thận yếu có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận và nguyên nhân gây ra. 

Chuc-nang-than-yeu-co-nhieu-bieu-hien-khac-nhau (1).png

Chức năng thận yếu có nhiều biểu hiện khác nhau

Dưới đây là các triệu chứng cụ thể thường gặp của thận yếu:

  • Thay đổi thói quen đi tiểu: Người bệnh có thể đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn (bình thường đi 6 - 8 lần/ngày). Người bệnh có thể tiểu nhiều lần trong đêm, tiểu đục, nước tiểu màu đỏ hoặc nâu đậm, tiểu bọt nhiều hơn bình thường. Các triệu chứng này do chức năng thận giảm dần, không thể loại bỏ chất lỏng và chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Mệt mỏi: Khi chức năng thận giảm dần, không thể loại bỏ các chất thải cũng như chất độc ra khỏi cơ thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và yếu hơn, không có năng lượng. 
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng thắt lưng hoặc bụng dưới: Đây là do các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, khiến thận hoạt động kém hiệu quả, gây ra cảm giác đau/khó chịu cho người bệnh.
  • Mất cảm giác: Người bệnh có thể bị suy giảm cảm giác, nhưng không phải tất cả các trường hợp. Các triệu chứng thường gặp như tê hoặc mất cảm giác trên da, đau hoặc khó chịu khắp cơ thể. 
  • Khó thở: Khi chức năng thận suy giảm, không thể loại bỏ chất lỏng tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là ở phổi sẽ gây khó thở hơn so với bình thường. 
  • Tăng huyết áp: Người bệnh cảm thấy khó chịu vì huyết áp tăng cao. Do các chất lỏng và chất độc tích tụ trong cơ thể, gây cản trở lưu thông máu, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Phù: Khi chức năng thận của người bệnh suy giảm, các chất độc không được thải ra ngoài, chất lỏng tích tụ trong cơ thể, gây sưng tấy ở các khu vực như mặt, chân, tay hoặc bụng.
  • Các triệu chứng khác: Bên cạnh đó, người bị thận yếu có thể xuất hiện các triệu chứng khác như khô miệng, dễ đói, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, ngứa da.

Than-yeu-co-the-gay-phu (1).png

Thận yếu có thể gây phù

Điều trị thận yếu bằng cách nào?

Có nhiều cách điều trị thận yếu như điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát yếu tố nguy cơ,... Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh là điều rất quan trọng đối với người bệnh thận yếu. Bạn nên hạn chế ăn nhiều chất béo, muối, đường và các loại đồ uống có cồn. Nên tăng cường ăn rau, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ. Cụ thể:

  • Giảm protein: Người bị chức năng thận suy yếu thường được khuyến khích giảm lượng protein trong chế độ ăn uống để giảm lượng chất thải mà thận phải xử lý. Những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu, đỗ, sữa, sữa chua, phô mai,... nên được hạn chế.
  • Giảm natri: Người bệnh suy thận nên giảm lượng natri trong chế độ ăn uống để hạn chế sự giữ nước. Thực phẩm giàu natri như muối, thực phẩm đóng hộp,... nên được hạn chế.
  • Giảm kali: Người bị thận yếu cần giảm lượng kali trong chế độ ăn uống để tránh tình trạng kali cao. Thực phẩm giàu kali như chuối, khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí đỏ,... cũng nên hạn chế.
  • Hạn chế chất béo: Đối với người suy thận, nên hạn chế lượng chất béo trong chế độ ăn uống để ngăn vấn đề về mỡ máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Than-yeu-nen-kiem-soat-luong-natri-an-vao- (1).png

Thận yếu nên kiểm soát lượng natri ăn vào 

Kiểm soát bệnh lý liên quan

Kiểm soát bệnh lý liên quan đến thận yếu là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người mắc. 

  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao có thể gây suy giảm chức năng thận nặng. Người bệnh cần kiểm soát huyết áp bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống, tập thể dục, tránh stress và sử dụng thuốc được kê đơn.
  • Điều trị đái tháo đường: Nếu người bệnh mắc đái tháo đường cần kiểm soát lượng đường trong máu để giảm tác động đến thận.
  • Điều trị tắc nghẽn đường tiểu: Nếu người bệnh bị tắc nghẽn đường tiểu có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm áp lực trên thận.
  • Theo dõi chức năng thận: Người bệnh cần kiểm tra chức năng thận bằng cách sử dụng các xét nghiệm như đo lượng creatinin và ure trong máu, kiểm tra dòng chảy máu tại thận, đo lượng protein trong nước tiểu.

Ngoài ra, không hút thuốc lá và giảm stress cũng có thể giúp giảm tác động đến thận. Người bệnh cần thường xuyên đi khám và nhận tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được phương pháp kiểm soát thích hợp.

Điều trị thay thế

Nếu thận yếu đã tiến triển sang suy thận giai đoạn cuối, phương pháp điều trị thay thế như ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo có thể được áp dụng. Đây là những phương pháp cần được thực hiện chính xác, thường xuyên để giúp người bệnh duy trì chức năng thận và sức khỏe tốt nhất.

>>> Xem thêm: Cách chẩn đoán suy thận giúp điều trị hiệu quả

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thận yếu

Bên cạnh các biện pháp cải thiện thận yếu kể trên, nhiều chuyên gia khuyến cáo và người bệnh tin dùng sản phẩm chứa thành phần dành dành. Thảo dược này đã được nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, ngăn ngừa tổn thương thận.

Chiet-xuat-qua-danh-danh-giup-ngan-ngua-than-yeu-hieu-qua (1).png

Chiết xuất quả dành dành giúp ngăn ngừa thận yếu hiệu quả 

Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa dành dành với nhiều thảo dược quý khác tốt cho thận như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, mã đề, râu mèo,... giúp cải thiện triệu chứng thận yếu, làm chậm diễn tiến của bệnh, phục hồi chức năng thận và ngăn ngừa thận yếu do tiểu đường, tăng huyết áp,...

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, có đến 92,9% số người được khảo sát hài lòng về khả năng cải thiện bệnh thận yếu của sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành.

Trên đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu thận yếu. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành để tăng cường chức năng thận và ngăn ngừa thận yếu hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thận yếu hay bệnh thận, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.