Suy thận có ít triệu chứng điển hình nên thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Để chẩn đoán suy thận chính xác, từ đó điều trị kịp thời, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết thận... Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các phương pháp chẩn đoán suy thận

Chẩn đoán sớm suy thận sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn, tránh nguy cơ bệnh tiến triển phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận. Các phương pháp chẩn đoán suy thận thường dùng là:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ creatinin - chất thải có trong máu được thận lọc và thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Chỉ số creatinin giúp đánh giá chức năng thận, đồng thời có thể chẩn đoán suy thận cấp hay mạn tính. Nồng độ creatinin trong máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính và khối lượng cơ trong cơ thể. 

xet-nghiem-mau-giup-phat-hien-som-suy-than (1).png

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm suy thận

Nếu bác sĩ nghi ngờ chỉ số creatinin tăng cao, bất thường về khả năng lọc của cầu thận hoặc muốn kiểm tra các rối loạn chức năng thận (đặc biệt ở những người cao tuổi bị bệnh mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp) thì sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm Cystatin C. 

Xét nghiệm nồng độ Cystatin C trong máu để đánh giá mức lọc cầu thận tương tối chính xác. Bởi nồng độ này ít thay đổi, không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chiều cao, cân nặng và khối cơ của cơ thể. Cystatin C giúp phát hiện sớm suy thận ở những người mắc bệnh lý khác khi kiểm tra các chỉ số creatinin, ure, độ thanh thải creatinin bình thường. 

Xét nghiệm nước tiểu

Thận là cơ quan loại bỏ các chất độc hại, bài tiết ra nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến nước tiểu. Đó là lý do vì sao xét nghiệm nước tiểu là không thể thiếu để chẩn đoán suy thận.

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm protein niệu hoặc tổng phân tích nước tiểu. Bình thường, kết quả xét nghiệm protein niệu sẽ nằm trong ngưỡng từ 0 - 0,2g/l/24h. Còn với người bị suy thận, protein niệu tăng cao hơn.  

xet-nghiem-nuoc-tieu-danh-gia-suy-than (1).png

Xét nghiệm nước tiểu đánh giá suy thận

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là phương pháp lấy mẫu mô nhỏ tại thận để kiểm tra dưới kính hiển vi phát hiện bất thường, tổn thương tại thận. Chuyên gia sẽ đưa mảnh kim dài qua vùng hông (lưng), sau đó sinh thiết thận thông qua hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm. Để chẩn đoán suy thận do tổn thương ở thận gây ra, phương pháp sinh thiết có thể xác định chính xác nguyên nhân. 

Chẩn đoán hình ảnh

Để xác định suy thận hay không có thể thông qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. 

  • Siêu âm thận là phương pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số lớn (nằm ngoài ngưỡng nghe được của tai người) để tạo ra các hình ảnh rõ nét về cấu trúc của thận, cho phép thấy được những bất thường. 
  • Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia bức xạ qua hệ tiết niệu và cho ra hình ảnh các lát cắt của ổ bụng. Phương pháp này giúp phát hiện tổn thương thận, sỏi thận, áp xe, ung thư,... 

chan-doan-hinh-anh-giup-xac-dinh-ton-thuong-suy-than (1).png

Chẩn đoán hình ảnh giúp xác định tổn thương suy thận

>>> Xem thêm: Bệnh suy thận là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Điều trị suy thận bằng cách nào?

Không thể chữa khỏi hoàn toàn suy thận nhưng có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển. Cụ thể:

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Cần điều trị nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận như huyết áp cao, tiểu đường, gout,... Điều này sẽ ngăn chặn quá trình suy thận nghiêm trọng hơn, tuy nhiên vẫn có những trường hợp thận bị ảnh hưởng dù đã kiểm soát tốt các nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng suy thận như thiếu máu, phù bằng cách sử dụng thuốc:

  • Người suy thận dễ bị thiếu máu, để điều trị triệu chứng này thì có thể bổ sung sắt, thuốc tạo hồng cầu,... để hạn chế tối đa nguy cơ truyền máu.
  • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm lượng nước và muối ứ trong cơ thể, giảm bớt triệu chứng phù nề, như thuốc lợi tiểu thiazide, furosemide,...

Điều trị thay thế thận

Phương pháp điều trị thay thế thận thường sử dụng là lọc màng bụng, chạy thận hoặc ghép thận. Tùy tình trạng mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp. 

  • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc): Chuyên gia sẽ đưa ống vào bụng người bệnh, sau đó bơm chất lỏng vào để hấp thu chất thải từ cơ thể. Sau một thời gian, chất lỏng này được đưa ra ngoài cùng với chất thải. 
  • Chạy thận: Phương pháp này thường được thực hiện tại bệnh viện. Chạy thận là phương pháp sử dụng máy lọc máu giúp loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu ra bên ngoài, sau đó đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. 
  • Ghép thận: Nếu tìm được thận tương thích thì ghép thận là phương pháp điều trị khá hiệu quả. Thận mới sẽ thay thế chức năng của thận bị suy. Tuy nhiên, người bệnh phải dùng thuốc để thận mới thích nghi và chống thải ghép.

Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận

Bên cạnh các biện pháp trên, để cải thiện suy thận, nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.

Dành dành là thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng làm tăng đáng kể các biểu hiện của yếu tố kích thích sinh mạch máu và giảm mức độ thiếu oxy-yếu tố gây cảm ứng-1α thông qua cơ chế tăng sản xuất hormone erythropoietin, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa.

danh-danh-giup-cai-thien-suy-than (1).png

Dành dành giúp cải thiện suy thận

Sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như: Mã đề, đan sâm, hoàng kỳ,... có tác dụng toàn diện, giúp tăng cường chức năng thận như:

  • Bổ sung dưỡng chất và tăng cường chức năng thận.
  • Tăng tái tạo hồng cầu.
  • Tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương có chứa các thành phần trên.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về các phương pháp chẩn đoán suy thận cũng như cách cải thiện tình trạng này hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi.

Link tham khảo: 

https://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/diagnosis/#:~:text=The%20main%20test%20for%20kidney,to%20filter%20in%20a%20minute

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-failure/diagnosis-treatment/drc-20369053

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/tests-diagnosis