Đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, có khoảng 20 - 40% số người bị đái tháo đường gây suy thận. Vậy tại sao đái tháo đường lại gây suy thận? Làm sao để giữ thận luôn khỏe mạnh, tránh biến chứng do đái tháo đường? Cùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Tại sao đái tháo đường gây suy thận?

Thận được tạo thành từ hàng triệu bộ lọc nhỏ gọi là nephron. Lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu lớn và cả mạch máu nhỏ trong thận cùng các nephron khiến chúng hoạt động không tốt, gây hại cho thận. 3 cơ chế đái tháo đường gây suy thận có thể tóm tắt như sau:

Dai-thao-duong-co-the-gay-ton-thuong-mach-mau-o-than-gay-suy-than (1).png

Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở thận, gây suy thận

- Đái tháo đường gây tổn thương mạch máu lớn, bao gồm cả động mạch thận, làm tắc mạch máu thận và khiến máu ít đến thận, giảm mức lọc cầu thận. Đồng thời, khi máu tới thận giảm cũng gây tổn thương các tế bào thận, khiến thận suy giảm chức năng và kéo dài sẽ gây suy thận.

- Đái tháo đường gây tổn thương mạch máu nhỏ, khiến màng đáy cầu thận dày lên, tăng sinh gian mạch, xơ cứng cầu thận, giảm dần mức lọc cầu thận và dẫn đến suy thận.

- Đái tháo đường còn có thể gây ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu thần kinh từ bàng quang đến não. Điều này dẫn đến tình trạng khi bàng quang đầy nhưng não không nhận được tín hiệu mót tiểu, làm ứ đọng nước tiểu, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và có thể tổn thương thận, suy thận.

Giai đoạn đầu khi đái tháo đường mới gây suy thận thì triệu chứng thường chưa rõ ràng, mới xuất hiện tình trạng như: Phù nhẹ chân, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, giảm trí nhớ, tăng huyết áp,... 

Giai đoạn sau các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn như: Phù toàn thân, nước tiểu có bọt, rối loạn tiểu tiện,... Vì vậy, hãy kiểm soát tốt đái tháo đường và có biện pháp phòng tránh suy thận phù hợp. 

>>> XEM THÊM: Những nguyên nhân gây suy thận khác

Bí quyết giữ thận khỏe mạnh, kiểm soát tốt tiểu đường

Với tỷ lệ 20 - 40% số người mắc đái tháo đường bị suy thận thì phòng ngừa là hết sức quan trọng. 

Kiểm soát yếu tố nguy cơ 

Để giữ thận khỏe mạnh, bạn nên kiểm soát tốt lượng đường trong máu, mỡ máu và huyết áp. Cụ thể:

Kiểm soát huyết áp

Hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp để theo dõi xem có tăng bất thường không. Đừng quên sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp giúp giảm ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, ngăn nguy cơ suy thận. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao.

Kiem-soat-huyet-ap-tranh-bien-chung-dai-thao-duong-gay-suy-than (1).png

Kiểm soát huyết áp, tránh biến chứng đái tháo đường gây suy thận

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một số thuốc kiểm soát lượng đường trong máu như:

  • Metformin (Fortamet, Glumetza) cải thiện độ nhạy insulin và giảm sản xuất glucose ở gan. 
  • Chất chủ vận thụ thể GLP-1 giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và kích thích tiết insulin để đáp ứng với lượng đường tăng cao. 
  • Thuốc ức chế SGLT2 hạn chế glucose vào máu và tăng bài tiết glucose qua nước tiểu.

Kiểm soát cholesterol 

Statin là thuốc được sử dụng khá phổ biến để hạ cholesterol và giảm protein trong nước tiểu.

Lưu ý: Một số loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có nguy cơ cao gây hại cho thận. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của chuyên gia. 

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống, tập luyện có vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát tiểu đường, bảo vệ chức năng thận luôn khỏe mạnh, tránh nguy cơ suy thận.

  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát huyết áp cao và ngăn ngừa nguy cơ suy thận.
  • Theo nghiên cứu, hạn chế lượng đạm trong chế độ ăn có thể làm chậm quá trình tổn thương thận. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt, người bệnh vẫn nên ăn một lượng đạm vừa đủ. 
  • Hạn chế ăn mỡ động vật, các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như mì tôm, xúc xích, lạp xưởng,…
  • Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả ít đường.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng thần kinh. Không uống rượu bia, bỏ thuốc lá, tránh xa chất kích thích.
  • Vận động thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, tập vừa sức và có thể bắt đầu từ những bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, chạy.

An-uong-hop-ly-giup-ngan-bien-chung-dai-thao-duong-gay-suy-than (1).png

Ăn uống hợp lý giúp ngăn biến chứng đái tháo đường gây suy thận

Bí quyết bảo vệ thận, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường gây suy thận

Bên cạnh các biện pháp ngăn ngừa suy thận kể trên, nhiều chuyên gia khuyến cáo và người bệnh tin dùng sản phẩm chứa thành phần dành dành. Thảo dược này được nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, ngăn ngừa tổn thương thận.

Danh-danh-duoc-nghien-cuu-co-tac-dung-rat-tot-voi-benh-suy-than-(1).webp

Chiết xuất quả dành dành giúp ngăn ngừa suy thận hiệu quả 

Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa dành dành với nhiều thảo dược quý khác tốt cho thận như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, mã đề, râu mèo,... giúp cải thiện triệu chứng suy thận, làm chậm diễn tiến của bệnh, phục hồi chức năng thận và ngăn ngừa suy thận do tiểu đường.

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, có đến 92,9% số người được khảo sát hài lòng về khả năng cải thiện bệnh suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đái tháo đường gây suy thận. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành để tăng cường chức năng thận và ngăn ngừa suy thận hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về suy thận hay bệnh thận, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Link tham khảo:

https://www.cdc.gov/diabetes/managing/diabetes-kidney-disease.html#:~:text=Both%20type%201%20and%20type%202%20diabetes%20can%20cause%20kidney%20disease.&text=Kidney%20diseases%20are%20the%209th,begin%20treatment%20for%20kidney%20failure.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-nephropathy/symptoms-causes/syc-20354556

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/diabetes-and-kidney-failur