Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề người bị suy thận có nên ăn gạo lứt không? Bởi đối với người bị suy thận, chế độ ăn uống rất quan trọng để giảm tải trọng cho thận và duy trì sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Bị suy thận có nên ăn gạo lứt không?

Gạo lứt là loại gạo chưa qua quá trình tinh chế, do đó có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn gạo trắng thông thường. Gạo lứt chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Vậy bị suy thận có nên ăn gạo lứt không?

Đối với người suy thận, việc sử dụng gạo lứt cần thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Gạo lứt có hàm lượng kali và phospho cao hơn so với gạo trắng. Hai chất này có thể gây cao huyết áp và bệnh tim mạch, khiến suy thận nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị suy thận không ăn quá nhiều gạo lứt.

Trong trường hợp người suy thận muốn sử dụng gạo lứt, tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia để biết lượng ăn mỗi ngày và cách chế biến sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Người bệnh suy thận nên cẩn trọng khi ăn gạo lứt

Người bệnh suy thận nên cẩn trọng khi ăn gạo lứt

Lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho người suy thận

Người suy thận nên sử dụng lượng gạo lứt vừa phải, chọn cách chế biến gạo lứt phù hợp để giảm thiểu lượng kali và phốt pho có trong gạo. Cụ thể như:

  • Hạn chế lượng gạo lứt sử dụng mỗi ngày: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thận Hoa Kỳ, người bị suy thận nên giới hạn lượng phốt pho và kali trong chế độ ăn uống. Gạo lứt có chứa một lượng nhất định các chất dinh dưỡng này, do đó, nên hạn chế lượng gạo lứt sử dụng và kết hợp với các loại thực phẩm khác giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Nếu sử dụng gạo lứt, người bị suy thận nên chú ý đến cách nấu để giảm lượng phốt pho và kali trong gạo. Cụ thể, khi sử dụng nên rửa gạo trước khi nấu để loại bỏ phần tinh bột bám trên bề mặt gạo. Sau đó sử dụng nồi áp suất để nấu gạo kỹ với tỷ lệ nước và gạo vừa phải. Để nguội hoặc ngâm nước trước khi sử dụng giúp loại bỏ hơn 50% lượng kali trong gạo.

Người bệnh suy thận nên cẩn trọng khi ăn gạo lứt

Người bệnh suy thận nên lưu ý khi nấu gạo lứt

Ngoài gạo lứt, người bệnh suy thận cũng có thể sử dụng các loại ngũ cốc khác như yến mạch, hạt chia, hạt điều, vừng,... Điều quan trọng là người bệnh suy thận nên nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh suy thận nên kiểm soát lượng muối khi chế biến gạo lứt và các món ăn khác. Bởi muối là yếu tố có thể gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Ngoài hạn chế muối, người bị suy thận cần tránh sử dụng các loại gia vị như sốt nấm, sốt cà chua,...

Lời khuyên dinh dưỡng cho người suy thận

Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng khác cho người suy thận:

  • Uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ các chất thải và độc hại ra khỏi cơ thể, giảm tải cho thận. Vì vậy, người bị suy thận nên uống đủ nước theo khuyến cáo của chuyên gia.
  • Giảm đồ uống có cồn: Người bệnh suy thận nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng đồ uống có cồn. Đây là loại đồ uống có thể gây hại cho thận và dẫn đến các vấn đề như huyết áp cao, tiểu đường.
  • Hạn chế đồ ăn chứa natri: Các món ăn chứa nhiều natri (muối) như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên, khoai tây chiên, pizza, xúc xích, thịt đóng hộp và gia vị chứa muối nên được hạn chế.
  • Giảm lượng protein: Lượng protein cần thiết cho một người thường là 0,8g protein/kg cân nặng/ngày. Nhưng đối với người bị suy thận thì lượng protein nên được giảm xuống còn khoảng 0,6g/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn suy thận cấp, lượng protein nên giảm xuống mức thấp hơn, từ 0,3-0,5g protein/kg cân nặng/ngày.
  • Tăng lượng chất xơ: Các loại rau củ quả rất giàu chất xơ có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ trị suy thận. 
  • Theo dõi lượng kali: Kali là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của bạn, nhưng nó cũng có thể gây hại cho thận nếu hàm lượng trong cơ thể tăng quá mức. Một số thực phẩm giàu kali như chuối, dưa hấu, nho, cam, cà rốt và cà chua nên hạn chế hoặc được kiểm soát lượng dùng.

Người bệnh suy thận cần theo dõi lượng kali

Người bệnh suy thận cần theo dõi lượng kali

>>> Xem thêm: Người bệnh suy thận có nên uống cà phê không?

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện suy thận

Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cường chức năng thận đã giúp nhiều người suy thận đã cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.

Dành dành là thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng làm tăng đáng kể các biểu hiện của yếu tố kích thích sinh mạch máu và giảm mức độ thiếu oxy-yếu tố gây cảm ứng-1α thông qua cơ chế tăng sản xuất hormone erythropoietin, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa.

 Dành dành giúp cải thiện suy thận

Dành dành giúp cải thiện suy thận

Sản phẩm còn chứa các thảo dược quý khác như: Mã đề, đan sâm, hoàng kỳ,... có tác dụng toàn diện, giúp tăng cường chức năng thận thông qua:

  • Bổ sung dưỡng chất.
  • Tăng tái tạo hồng cầu.
  • Tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương có chứa các thành phần trên.

Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc bị suy thận có nên ăn gạo lứt không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh