Suy thận được chia thành các giai đoạn từ độ 1 đến độ 4. Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị các giai đoạn suy thận sẽ khác nhau. Vậy các giai đoạn suy thận có triệu chứng ra sao? Phương pháp nào giúp điều trị suy thận? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Triệu chứng các giai đoạn suy thận

Các giai đoạn suy thận sẽ có biểu hiện khác nhau tùy từng trường hợp. Triệu chứng suy thận giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Đến giai đoạn sau thì triệu chứng suy thận sẽ rõ ràng hơn. Cụ thể:

Triệu chứng suy thận giai đoạn đầu

Các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu như khó ngủ, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, da khô, ngứa ngáy, hôi miệng,... rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. 

Khó ngủ

Người mắc suy thận giai đoạn đầu thường dễ bị chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng ngưng thở lúc ngủ có thể diễn ra trong vài giây cho đến 1 phút. Sau những lần tạm ngừng, hơi thở của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường và xuất hiện âm thanh khịt mũi. Vì vậy, nếu bị ngáy lớn và kéo dài thì rất có thể bạn đã mắc suy thận, cần đi kiểm tra sớm.

Da khô và ngứa ngáy

Khi thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu, sản xuất tế bào hồng cầu, giúp duy trì các khoáng chất ở mức phù hợp. Khi chức năng thận suy giảm thì các chất thải sẽ tích tụ, khiến da bị khô và ngứa.

Người suy thận giai đoạn đầu da bị khô và ngứa ngáy

Người suy thận giai đoạn đầu da bị khô và ngứa ngáy

Miệng hôi, có vị kim loại

Chức năng thận suy giảm khiến máu tích tụ nhiều độc tố có thể gây nên tình trạng hôi miệng. Chất thải tích tụ trong máu khiến mùi thức ăn thay đổi, miệng có vị kim loại. Người bệnh suy thận sẽ không có cảm giác ngon miệng khi ăn, từ đó chán ăn, cân nặng giảm sút.

Khó thở

Người bệnh suy thận có thể bị ứ dịch do thận lọc không hiệu quả, làm suy giảm hoạt động của phổi. Đồng thời, thiếu hồng cầu cũng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể, gây khó thở.

Đau lưng

Một trong những triệu chứng điển hình của suy thận là đau lưng ở dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể lan ra phía trước của vùng chậu hoặc hông.

Rối loạn tiểu tiện

Thận đóng vai trò quan trọng giúp loại bỏ các chất thải bằng đường tiểu. Khi chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu của người bệnh, có thể đi nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường tùy từng giai đoạn. 

Người bệnh suy thận dễ bị rối loạn tiểu tiện

Người bệnh suy thận dễ bị rối loạn tiểu tiện

Triệu chứng suy thận giai đoạn sau

Suy thận giai đoạn sau (thường từ độ 3 trở đi) có các triệu chứng đặc trưng, rõ ràng hơn. Cụ thể:

Phù

Khi chức năng thận yếu dần, không có khả năng làm việc hiệu quả, dịch sẽ tích tụ trong cơ thể gây sưng phù chân tay, mí mắt.

Thiếu máu, cơ thể suy nhược

Chức năng thận suy giảm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất máu trong cơ thể. Vì vậy, hầu hết những người mắc suy thận đều bị thiếu máu. Người suy thận bị thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.

Sút cân

Những người suy thận ở giai đoạn sau, lượng protein không đủ để nuôi cơ thể, dẫn tới sụt cân đột ngột. Người bệnh thường gầy gò, xanh xao.

Xương yếu

Khi chức năng thận hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và vitamin D. Tình trạng này khiến người bệnh bị yếu xương và xương dễ gãy. 

Rối loạn kali

Người bị suy thận giai đoạn sau thì lượng kali trong máu thường tăng cao. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề như rối loạn nhịp tim, ngưng tim. 

>>> Xem thêm: Cách chẩn đoán suy thận - Phát hiện sớm, điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị suy thận

Thông thường, điều trị suy thận giai đoạn đầu (giai đoạn 1, 2) bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp dùng thuốc kiểm soát huyết áp, tiểu đường,... Còn suy thận giai đoạn sau (giai đoạn 3 trở đi) điều trị bằng cách lọc máu, ghép thận,...

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh suy thận nên có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát lượng natri, canxi, kali nạp vào cơ thể. Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ khiến cơ thể giữ nước, khiến thận làm việc nhiều hơn. Vì vậy, người bệnh suy thận nên ăn từ 2 - 4g muối/ngày và giảm lượng đạm tùy vào mức độ suy thận.

Ngoài ra, người bệnh suy thận nên uống đủ nước để giúp thận loại bỏ chất độc, cặn bã ra ngoài. Còn giai đoạn suy thận nặng, người bệnh nên hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không nên sử dụng trà, cà phê,…

Bên cạnh đó, người bệnh suy thận nên có lối sống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe,…

Người bệnh suy thận nên có chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh suy thận nên có chế độ ăn uống hợp lý

Dùng thuốc

Dùng thuốc kiểm soát suy thận là phương pháp được nhiều người áp dụng. Chuyên gia thường chỉ định thuốc kiểm soát huyết áp, cholesterol, thiếu máu,…

Thuốc kiểm soát cholesterol

Người bệnh suy thận thì nồng độ cholesterol thường rất cao, có thể ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Vì vậy, chuyên gia sẽ chỉ định một số loại thuốc nhóm statin để kiểm soát nồng độ máu xấu trong cơ thể, hỗ trợ điều trị suy thận.

Một số loại statin phổ biến như: Lovastatin, Simvastatin, Fluvastatin, Atorvastatin,…

Thuốc kiểm soát huyết áp

Để cân bằng huyết áp và tăng cường chức năng thận, chuyên gia thường chỉ định các loại thuốc như: Losartan, Azilsartan,…

Thuốc kiểm soát tiểu đường

Để kiểm soát và duy trì mức đường huyết ổn định, chuyên gia có thể kê đơn thuốc metformin giúp giảm đường huyết. Thuốc sulfonylurea cũng có thể được sử dụng để kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, giúp giảm đường huyết. 

Thuốc điều trị thiếu máu

Những người suy thận thì lượng tế bào hồng cầu thấp hơn nhiều so với bình thường. Vì vậy, chuyên gia thường khuyên người bệnh bổ sung thêm sắt để tăng lượng hồng cầu trong cơ thể. Ngoài ra, một số thuốc chữa suy thận, cải thiện thiếu máu như erythropoietin cũng được chỉ định giúp sản sinh một lượng lớn hồng cầu bị mất và ngăn chặn sự phát triển của suy thận.

Chạy thận

Người bị suy thận giai đoạn sau, chức năng thận gần như mất hoàn toàn nên phương pháp điều trị chủ yếu là chạy thận. Máu của người bệnh sẽ được đưa qua bộ lọc của máy chạy thận, loại bỏ cặn bã rồi đưa về cơ thể.

Chạy thận có thể thay thế chức năng thận nhưng người bệnh phải đến viện để điều trị hàng tuần. Chi phí chạy thận khá cao và có thể gây ra một số biến chứng như: Hạ huyết áp, buồn nôn, đau ngực, nôn mửa,...

Ghép thận

Khi suy thận tiến triển nặng, điều trị bằng thuốc và chạy thận không còn hiệu quả, chuyên gia sẽ chỉ định ghép thận để tăng cơ hội sống cho người bệnh. Để ghép thận thì cần tìm thận hiến tặng khỏe mạnh, phù hợp với cơ thể người bệnh có thể từ người thân trong gia đình hoặc người không cùng huyết thống.

Ghép thận giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng vẫn tồn tại rủi ro là tỷ lệ thải ghép khá cao. Do đó, sau khi ghép thận, người bệnh phải sử dụng thuốc chống thải ghép thường xuyên. Thuốc này cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc mắc bệnh về đường hô hấp.

Ghép thận điều trị suy thận giai đoạn muộn

Ghép thận điều trị suy thận giai đoạn muộn

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận

Bên cạnh các phương pháp kể trên, nhiều chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu khuyến cáo người bệnh suy thận nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận.

Dành dành còn chứa nhiều hoạt chất, đặc biệt là crocin-1 thuộc nhóm carotenoid có tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận. Theo y học cổ truyền, dành dành có vị đắng, chát, tính hàn và thường được dùng để cải thiện tình trạng suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch tại thận, hỗ trợ điều hòa huyết áp.

Chiet-xuat-tu-qua-danh-danh-co-tac-dung-rat-tot-doi-voi-than (1).png

Chiết xuất từ quả dành dành có tác dụng rất tốt đối với thận

Vận dụng những thành tựu trên, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén tiện dụng chứa thành phần chính là dành dành. Sản phẩm còn là sự kết hợp với nhiều thảo dược khác như: Mã đề, râu mèo, hoàng kỳ, đan sâm,... giúp bổ thận, lợi tiểu, cải thiện triệu chứng suy thận, làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh về thận.

  • Đối với suy thận giai đoạn 1, 2: Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp tăng cường chức năng thận, giảm độ suy thận.
  • Đối với suy thận giai đoạn 3: Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng của suy thận, làm chậm quá trình tiến triển bệnh; Ngăn nguy cơ suy thận phải chạy thận. 
  • Đối với suy thận giai đoạn 4, 5: Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp bảo vệ thận, giảm tần suất phải lọc máu.

Sản phẩm còn nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh sau gần 15 đứng vững trên thị trường. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành để cải thiện bệnh suy thận.

Để cải thiện các giai đoạn suy thận tốt nhất, bạn nên thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh. Đừng quên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là dành dành hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận mỗi ngày. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh thận, suy thận, bạn hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ đầy đủ và nhanh nhất.