Khám thận là một trong những bước quan trọng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến thận - tiết niệu. Quy trình khám thận cần chuẩn bị gì, khám thận bằng cách nào, đâu là địa chỉ khám thận uy tín tại Hà Nội và TP.HCM? Đây đều là những thông tin mà nhiều người tò mò. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên của mọi người.
Nên đi khám thận khi có biểu hiện nào?
Dù đã được khuyến cáo nên đi khám tổng quát định kỳ để theo dõi sức khỏe tốt nhất nhưng trong cuộc sống bận rộn không phải ai cũng có đủ thời gian hay chi phí đi thăm khám. Điều này dẫn đến việc khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, khó chữa.
Để được chữa trị kịp thời, khi có những dấu hiệu sau bạn nên lập tức đi khám thận để chẩn đoán chính xác:
- Cảm thấy đau, khó chịu khi đi tiểu, bí tiểu, tiểu ra mủ.
- Nước tiểu có màu lạ, mùi lạ.
- Nóng rát vùng kín khi đi tiểu.
- Đau và mỏi vùng thắt lưng.
- Bụng dưới đau, cơ thể hay ớn lạnh.
Nên đi khám thận khi có triệu chứng đau mỏi thắt lưng
Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám thận?
Trước khi đi khám thận, cần chú ý những điều sau đây để tiết kiệm thời gian và kết quả khám bệnh được chính xác nhất:
- Mang theo giấy tờ kết quả khám bệnh, xét nghiệm, phim chụp và đơn thuốc cũ. Chú ý mang theo đơn thuốc cũ để thay đổi thuốc hoặc tăng liều trong trường hợp không đáp ứng thuốc.
- Nhịn tiểu, nhịn ăn nếu bác sĩ có yêu cầu.
- Trước giờ đi khám, không nên sử dụng những đồ uống có cồn hay chất kích thích.
- Chủ động về thời gian cũng như chuẩn bị chi phí đi khám.
Khám thận như thế nào?
Khám thận gồm có 2 bước là khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
Khám lâm sàng
Sau khi mô tả triệu chứng thường gặp gần đây, bạn sẽ được thực hiện thăm khám thận gồm có 4 bước là nhìn, sờ, gõ, nghe.
Người bệnh được yêu cầu nằm ngửa, kê gối đầu, 2 tay xuôi 2 bên hoặc trước ngực để bộc lộ vùng bụng và che chắn các phần khác.
- Nhìn: Bác sĩ sẽ quan sát tổng quát vùng bụng, ghi nhận các dấu hiệu sẹo (nếu đã từng mổ sỏi thận, ghép thận,...).
- Sờ: Người bệnh sẽ được yêu cầu hít sâu, bác sĩ tiến hành sờ thận trái. Sau đó bệnh nhân thở ra và ngưng thở ngắn. Tiến hành sờ thận phải tương tự.
- Gõ: Bác sĩ thực hiện gõ thận để tìm dấu hiệu đau thận hay rung thận. Thường khi gõ thận, người bệnh sẽ không cảm giác đau bởi vì chỉ dùng lực để gây cảm giác tức. Bác sĩ dùng ngón tay hoặc nắm tay gõ vào vùng thắt lưng. Trong lúc gõ thận, nếu người bệnh cảm thấy đau tức, bác sĩ sẽ làm nghiệm pháp rung thận.
- Nghe: Nghe âm vùng thượng vị để xác định xem người bệnh có gặp tình trạng tăng huyết áp mạch máu thận hoặc hẹp động mạch thận hay không.
Bác sĩ hỏi triệu chứng gần đây trước khi vào khám thận
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Khi đã nắm được tiền sử, phán đoán những dấu hiệu của bệnh thận, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng. Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện để sàng lọc gồm:
- Siêu âm: Phát hiện có sỏi thận hay sỏi bàng quang không. Người bệnh thường phải nhịn tiểu nếu được chỉ định thực hiện siêu âm.
- Chụp X-quang: Xác định có tồn tại sỏi cản quang hay không.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Chụp cắt lớp vi tính,…
Khám thận ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội?
Lựa chọn nơi khám uy tín vừa xác định được chính xác bệnh để thực hiện điều trị vừa giảm bớt những chi phí không cần thiết. Dưới đây là một số địa chỉ khám thận uy tín tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo.
Khoa Thận Tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Thận Tiết niệu tại Bệnh viện Bạch Mai được xem là một trong những đơn vị chuyên khoa đầu ngành cả nước về khám chữa bệnh thận - tiết niệu.
Khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng nhiều kỹ thuật, phương pháp tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, bệnh viện có nhiều bác sĩ giỏi về Thận - Tiết niệu đang công tác.
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai:
- Người bệnh có thể khám tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu hoặc đi trực tiếp đến Khoa Thận Tiết niệu ở tầng 5 nhà P sẽ đỡ đông hơn.
- Bệnh viện Bạch Mai rất đông người đến khám, đặc biệt vào những buổi sáng đầu tuần. Vì vậy, bạn nên chủ động đến sớm, tránh mất quá nhiều thời gian chờ khám, siêu âm, chụp chiếu.
Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bác sĩ giỏi về thận, tiết niệu
Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phòng khám số 1 hay Trung tâm Y khoa số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có đầy đủ chuyên khoa, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. Bệnh viện có những bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm.
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
- Phòng khám số 1 nằm ngay ở mặt đường, không cần đi vào cổng bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Trên website của Bệnh viện Đại học Y sẽ cập nhật lịch khám của các bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo để đặt lịch khám phù hợp.
Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức nằm trong top những địa chỉ khám chữa bệnh thận - tiết niệu uy tín hàng đầu Việt Nam. Bệnh viện đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp mắc bệnh thận bằng những phương pháp tiên tiến nhất.
Bệnh viện có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên sâu về niệu quản. Phẫu thuật sỏi, đặc biệt là việc sử dụng kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phẫu thuật nổi tiếng ở Bệnh viện Việt Đức.
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Việt Đức:
- Tùy theo nhu cầu của người bệnh mà có thể lựa chọn khám tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu C4 hoặc Khoa Điều trị theo yêu cầu 1C.
- Khám thường và khám theo yêu cầu C4 sẽ rất đông, nên chủ động đặt lịch trước cũng như đến sớm xếp hàng. Nếu khám ở Khoa Điều trị theo yêu cầu sẽ đỡ đông người bệnh hơn.
Bệnh viện Việt Đức là nơi khám chữa bệnh thận uy tín
>>XEM THÊM: Tìm hiểu những bệnh viện thận chất lượng tốt nhất hiện nay
Khám thận ở đâu tốt nhất TP.HCM?
Dưới đây là một số bệnh viện hàng đầu về khám chữa bệnh thận - tiết niệu tại TP.HCM.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Đây là bệnh viện uy tín, nổi tiếng ở TP.HCM về thăm khám và điều trị các bệnh lý về thận. Năm 2021, Bệnh viện Chợ Rẫy được Hội Thận học Quốc tế (ISN) công nhận là 1 trong 21 trung tâm đào tạo vùng của Hội trên toàn thế giới. Bệnh viện đã đạt được nhiều kỷ lục trong lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt về thận.
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện Chợ Rẫy: Khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy có 3 mức đăng ký khám bệnh là khám bảo hiểm, khám thường và khám chuyên gia. Khám thường sẽ đông người bệnh, cần xếp hàng, lấy số. Khám trực tiếp với chuyên gia đầu ngành thì đỡ đông người nhưng chi phí khá đắt.
Bệnh viện Nhân dân 115
Khoa Nội thận - Miễn dịch ghép ở Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những cơ sở khám chữa bệnh thận uy tín ở TP.HCM. Khoa có những thiết bị tân tiến như 5 máy HDF cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo có biến chứng ngứa, đau nhức toàn thân, 2 máy lọc màng bụng dùng cho người bệnh mới đặt catheter,...
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thận tại Bệnh viện Nhân dân 115:
- Đến khám trực tiếp tại Khoa Khám bệnh, Khám theo yêu cầu, Khoa Nội thận hoặc phòng khám VIP Doanh nhân của bệnh viện. Phòng VIP Doanh nhân sẽ được phó, trưởng khoa thăm khám nên chi phí cao hơn.
- Để rút ngắn thời gian chờ đợi, có thể đăng ký khám tại tổng đài 1080, tổng đài của bệnh viện. Cần đăng ký khám trước ít nhất 1 ngày.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Khoa Nội thận - Bệnh viện Đại học Y dược sở hữu đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao trong điều trị bệnh về thận. Thêm vào đó, khoa được trang bị những thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh của người dân.
Chia sẻ kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Vì người đến khám rất đông, để đỡ tốn thời gian chờ đợi, nên đăng ký khám và tái khám bằng ứng dụng của Bệnh viện Đại học Y dược.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM có y bác sĩ tay nghề cao trong điều trị bệnh thận
Bị bệnh thận có thể dùng thảo dược gì để hỗ trợ điều trị?
Sau khi nhận chẩn đoán mắc bệnh về thận, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược có chức năng điều hòa miễn dịch, bổ thận. Các thảo dược đã được chứng minh có tác dụng tốt cho thận bao gồm:
- Dành dành: Nghiên cứu từ Trường Đại học Y dược và Y học cổ truyền tại Trung Quốc (năm 2017) đăng trên trang y khoa uy tín Pubmed đã khẳng định chức năng ức chế quá trình dịch chuyển trung mô, biểu mô, giúp làm chậm tốc độ xơ hóa thận.
- Linh chi đỏ, đan sâm: Đã được công nhận tác dụng chống oxy hóa, giảm thiểu triệu chứng viêm cầu thận, tăng khả năng đưa máu đến thận.
- Trầm hương: Có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận ở người mắc đái tháo đường, giảm xơ hóa tế bào trung bì thận.
- Bạch phục linh, mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thanh thải thận, cải thiện rối loạn lipid máu, giảm tích lũy natri, kali máu.
Kết hợp giữa dành dành và linh chi đỏ, đan sâm, trầm hương, bạch phục linh… có thể giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng suy thận mạn. Năm 2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã công bố khảo sát tỷ lệ người dùng hài lòng với sản phẩm Ích Thận Vương chứa dành dành, đan sâm, trầm hương,... lên đến 92,9%.
Trên đây là những thông tin về quy trình khám thận, những địa chỉ uy tín khám, chữa bệnh thận tại Hà Nội và TP.HCM. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy để lại thông tin hoặc số điện thoại vào phần bình luận bài viết. Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ để trực tiếp giải đáp cho bạn.
Tài liệu tham khảo:
https://atcs.ump.edu.vn/upload/images/pdfs/Upload/KhamThan_heNieu_Y2.pdf