Ngứa là triệu chứng phổ biến xảy ra ở người mắc bệnh suy thận mạn tính. Ngứa do suy thận có thể là vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng ngứa ở người bị suy thận, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh suy thận gây ngứa ở giai đoạn nào?

Hội Thận học quốc tế và Hội Thận học quốc gia Hoa Kỳ đã chia bệnh suy thận thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các triệu chứng khác nhau với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Theo các chuyên gia, ngứa là một trong nhiều triệu chứng suy thận mạn người bệnh có thể gặp phải. Dấu hiệu này thường gặp ở giai đoạn 4 - 5 và người đang chạy thận nhân tạo. Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, khoảng 40% số người bệnh suy thận giai đoạn cuối bị ngứa. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ vì ngứa da không phải là dấu hiệu duy nhất của bệnh suy thận tiến triển.

Ngứa là triệu chứng phổ biến xảy ra ở người bị suy thận giai đoạn 4 - 5 hoặc đang chạy thận nhân tạo

Ngứa là triệu chứng phổ biến xảy ra ở người bị suy thận giai đoạn 4 - 5 hoặc đang chạy thận nhân tạo

>>> XEM THÊM: Thiếu máu trong suy thận mạn và thông tin bạn cần biết

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng ngứa do suy thận

Triệu chứng ngứa do suy thận có thể khác nhau ở mỗi người, thường bao gồm:

  • Ngứa ngáy khó chịu như bị kim châm hoặc kiến bò dưới da, tạo cảm giác muốn gãi nhưng không thuyên giảm khi gãi.
  • Các mảng da bị ngứa, thô ráp, khô hoặc thay đổi màu sắc da.
  • Các khu vực ngứa phổ biến bao gồm đầu, cánh tay, lưng và bụng hoặc có thể xảy ra trong toàn bộ cơ thể.
  • Ngứa có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, triệu chứng này trở nên nặng hơn vào ban đêm, trong thời tiết nóng hoặc khi người bệnh cảm thấy căng thẳng.

Nguyên nhân gây ngứa ở người bị suy thận

Nguyên nhân dẫn đến ngứa da ở người bị suy thận vẫn chưa được giải thích rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, triệu chứng ngứa thường do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:

Tăng mức urê huyết

Thận bị tổn thương nên không thể xử lý urê đúng cách. Kết quả là hợp chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, được gọi là urê huyết. Khi mức độ urê huyết tăng cao sẽ gây độc cho cơ thể. Urê huyết cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ canxi và photpho - 2 hợp chất có thể kích hoạt tình trạng ngứa.

Nồng độ canxi và photpho trong máu tăng

Mức độ ngứa có thể liên quan đến nồng độ canxi và photpho vượt mức cho phép. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ canxi và photpho tăng cao ở người bệnh có triệu chứng ngứa.

Urê huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng hormon tuyến cận giáp

Rối loạn chức năng ở thận khiến chức năng hormon tuyến cận giáp (PTH) thay đổi. Rối loạn chức năng thận có thể làm tăng nồng độ PTH và gây ngứa.

Phản ứng viêm, histamin và dị ứng

Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng viêm mạn tính gây ngứa ở người mắc bệnh thận. Da sẽ giải phóng các hormon có khả năng kích hoạt thụ thể ngứa trên da, gọi là cytokine gây ngứa. 

Histamin cũng được giải phóng như một cơ chế bảo vệ của da khi tình trạng viêm xảy ra. Nồng độ histamin thường có xu hướng cao hơn ở những người gặp tình trạng urê huyết.

Mất nước và khô da

Những người bị suy thận thường gặp tình trạng khô da, đặc biệt đối với trường hợp đang chạy thận nhân tạo. Chất lỏng có thể bị loại bỏ trong quá trình lọc máu, do đó cần phải được bổ sung.

Da khô trở nên nguy hiểm hơn khi xảy ra tình trạng xơ hóa hệ thống thận. Điều này dẫn đến xơ cứng da, khiến da trở nên dày và căng.

Ngoài ra, một số người mắc bệnh suy thận có thể cũng bị tổn thương thần kinh khiến cơ thể không tiết mồ hôi như bình thường. Điều này cũng dẫn đến khô da và gây ngứa.

Một số nguyên nhân khác

Ngứa do suy thận có thể gặp ở những người mắc kèm bệnh tiểu đường, viêm gan (chẳng hạn như viêm gan siêu vi) và thiếu máu do thiếu sắt (khi người bị suy thận không tạo đủ tế bào hồng cầu).

Ngứa ở người bị suy thận thường do nhiều nguyên nhân gây ra 

Ngứa ở người bị suy thận thường do nhiều nguyên nhân gây ra 

Ngứa do suy thận ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

Ngứa do suy thận trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của người bệnh. Cảm giác ngứa da liên tục và muốn gãi có thể:

  • Gây mất tập trung trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Gây gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh thay đổi tâm trạng và làm việc kém hiệu quả hơn trong ngày hôm sau. 
  • Khiến người bệnh tự ti về những vùng da bị kích ứng hoặc thay đổi màu sắc so với da bình thường.
  • Gây căng thẳng cho người bệnh.
  • Ngứa khiến da trở nên khô, dễ nứt nẻ. Các vết nứt có thể bị chảy máu khi người bệnh gãi mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Theo thời gian, sự khó chịu do ngứa có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe khác. 

Ngứa do suy thận trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh

Ngứa do suy thận trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh

Cách điều trị ngứa ở người bị suy thận

Ngứa do suy thận có thể khó điều trị và người bệnh phải thử nhiều cách khác nhau trước khi tìm được phương pháp phù hợp. Một số thuốc được chỉ định để điều trị tình trạng ngứa ở người bệnh suy thận:

  • Gabapentin hoặc pregabalin: Những loại thuốc này làm giảm ngứa bằng cách tác động lên dây thần kinh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt nên người bệnh cần phải theo dõi liều lượng thận trọng.
  • Sertraline: Là thuốc chống trầm cảm có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Thuốc này có thể làm giảm ngứa nhưng cần một thời gian để thuốc phát huy tác dụng.
  • Chất kết dính phosphate: Những thuốc này làm giảm nồng độ photpho nếu có quá nhiều chất này trong máu. Khi đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ăn ít thực phẩm có photpho chẳng hạn như đậu, quả hạch, sữa và thịt. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng chất kết dính phosphate với sự chấp thuận của bác sĩ.
  • Korsuva: Vào năm 2021, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã phê duyệt Korsuva để điều trị chứng ngứa từ trung bình đến nặng cho những người bị suy thận và đang chạy thận nhân tạo. Việc tiêm được thực hiện sau mỗi lần lọc máu.

Người bệnh cũng có thể giảm ngứa bằng một số cách sau:

  • Mặc quần áo rộng làm từ vải tự nhiên như cotton.
  • Thay thế đồ vệ sinh cá nhân hoặc các sản phẩm làm sạch gây kích ứng da.
  • Giữ ẩm cho da, đặc biệt nếu sống và làm việc trong môi trường khô.
  • Sử dụng các sản phẩm gội và tắm không mùi.
  • Tránh chà xát quá mạnh khi tắm. 

Giữ ẩm cho da là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng ngứa ở người bị suy thận

Giữ ẩm cho da là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng ngứa ở người bị suy thận

Sử dụng sản phẩm chứa dành dành giúp cải thiện bệnh suy thận hiệu quả

Để cải thiện triệu chứng suy thận, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành. Thảo dược này được nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.

Để tăng cường tác dụng của dành dành đối với thận, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm chứa thảo dược này cùng nhiều thành phần tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo,... 

Sản phẩm giúp bổ thận, lợi tiểu, cải thiện các triệu chứng suy thận, làm chậm tiến triển, phòng ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh về thận.

Sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng do suy thận

Sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng do suy thận

Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả, sản phẩm còn nhận được sự quan tâm đông đảo của người bệnh. Có đến 92,9% người dùng sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành chính là dành dành hài lòng và rất hài lòng về khả năng kiểm soát triệu chứng suy thận.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa do suy thận. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh thận, suy thận, hãy để lại bình luận dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đầy đủ và nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.kidneycareuk.org/about-kidney-health/living-kidney-disease/physical-health/itching-and-chronic-kidney-disease-ckd 

https://www.kidneyfund.org/living-kidney-disease/health-problems-caused-kidney-disease/pruritus-itchy-skin

https://www.healthline.com/health/kidney-disease/faqs-ckd-itchin