Biến chứng thiếu máu trong suy thận mạn rất thường gặp, đặc biệt là khi bệnh tiến triển. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy thiếu máu ở người bị suy thận là gì? Cách cải thiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Thiếu máu trong suy thận mạn là gì?

Thiếu máu là biến chứng phổ biến của bệnh suy thận mạn tính. Thiếu máu thường ít gặp ở người bị suy thận giai đoạn đầu và phổ biến ở những người mắc bệnh thận mạn tính nặng, đặc biệt là khi đang lọc máu.

Thiếu máu ở người bị suy thận có thể xảy ra ở giai đoạn 2 và 3. Nồng độ Hb giảm khi mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) khoảng 70ml/phút/1,73m² (nam) và 50 ml/phút/1,73m² (nữ). Tuy nhiên, thiếu máu phổ biến hơn ở suy thận giai đoạn 4 (thậm chí sớm hơn ở người bệnh mắc kèm tiểu đường) và trầm trọng hơn khi suy thận tiến triển. Đối với người bị suy thận đang lọc máu nhân tạo, tỷ lệ thiếu máu chiếm đến 90%.

Thiếu máu trong suy thận mạn điển hình là hồng cầu và sắc tố bình thường nhưng giảm sản xuất. Hemoglobin là một loại protein mà các tế bào hồng cầu mang theo để giúp phân phối oxy đi khắp cơ thể. Khi đó, các mô và cơ quan không nhận đủ oxy để hoạt động tốt nếu không được điều trị.

Thiếu máu trong suy thận mạn là biến chứng thường gặp, đặc biệt ở người đang lọc máu nhân tạo

Thiếu máu trong suy thận mạn là biến chứng thường gặp, đặc biệt ở người đang lọc máu nhân tạo

Cơ chế thiếu máu trong suy thận mạn

Thiếu máu trong suy thận mạn xảy ra do nhiều yếu tố. Cơ chế phổ biến nhất là:

  • Giảm sản xuất erythropoietin (EPO). Thiếu EPO dẫn đến giảm sản xuất các tế bào hồng cầu và gây thiếu máu. Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố mang oxy đi khắp cơ thể.
  • Các yếu tố khác: Mất máu do rối loạn chức năng tiểu cầu, lọc máu và/hoặc loạn sản mạch máu; Tủy xương kháng EPO; Cường cận giáp thứ phát và urê huyết (trong đó tan máu nhẹ là phổ biến do sự gia tăng dị dạng hồng cầu).

Cơ chế ít phổ biến hơn bao gồm sự phân mảnh hồng cầu (thiếu máu tán huyết do chấn thương), xảy ra khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương (ví dụ trong tăng huyết áp ác tính, viêm cầu thận màng tăng sinh, viêm nút quanh động mạch hoặc hoại tử vỏ thận cấp tính), mất máu khi điều trị bằng lọc máu nhân tạo, nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.

Suy thận gây thiếu máu chủ yếu do giảm sinh erythropoietin hoặc giảm đáp ứng với hormon này

Suy thận gây thiếu máu chủ yếu do giảm sinh erythropoietin hoặc giảm đáp ứng với hormon này

Triệu chứng thiếu máu ở người bị suy thận

Thiếu máu liên quan đến suy thận mạn thường tiến triển chậm và gây ra ít hoặc không có triệu chứng suy thận mạn ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thiếu máu trong suy thận mạn có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi và suy nhược: Người bệnh thấy mất năng lượng và giảm thể lực.
  • Hụt hơi: Máu không đủ tế bào hồng cầu để cung cấp oxy cho cơ bắp, do đó, cần tăng nhịp thở và dẫn đến hụt hơi.
  • Da nhợt nhạt bất thường: Đây là tình trạng do lưu lượng máu giảm hoặc số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.
  • Đau ngực: Thiếu máu trong suy thận mạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể.
  • Chóng mặt, mất tập trung: Đây là dấu hiệu cho thấy não không nhận đủ oxy.
  • Nhạy cảm với lạnh: Do cơ thể không nhận được đủ oxy từ máu.
  • Nhức đầu, rối loạn giấc ngủ.

Triệu chứng thiếu máu ở người suy thận mạn thường ít hoặc không biểu hiện ở giai đoạn nhẹ

Triệu chứng thiếu máu ở người suy thận mạn thường ít hoặc không biểu hiện ở giai đoạn nhẹ

Chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở người bị suy thận

Để chẩn đoán thiếu máu trong suy thận mạn, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, khám sức khỏe và xét nghiệm máu.

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ có thể hỏi về triệu chứng, các thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh của gia đình người mắc.
  • Khám sức khỏe: Kiểm tra huyết áp, nhịp tim và cơ thể (bao gồm những thay đổi về màu da, phát ban hoặc bầm tím).
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm phổ biến cần thiết để chẩn đoán tình trạng thiếu máu bao gồm công thức máu toàn bộ; chỉ số sắt (sắt, ferritin, tổng khả năng gắn kết sắt, độ bão hòa transferrin); nồng độ sắt, vitamin B và folate; xét nghiệm chức năng tuyến giáp. 

Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn nguy hiểm không?

Ở những người bị suy thận, thiếu máu trầm trọng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch vì tim nhận được ít oxy và phải làm việc nhiều hơn bình thường để có thể cung cấp đủ tế bào hồng cầu đến các cơ quan, mô. Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Suy thận gây thiếu máu dẫn đến trầm cảm, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức và tăng tỷ lệ tái nhập viện. Ngoài ra, điều trị lâu dài bằng erythropoietin có thể gây hội chứng giả cúm (đau đầu, mẩn ngứa), tăng huyết áp, bất sản nguyên hồng cầu, huyết khối,…

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bị suy thận có tình trạng thiếu máu

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bị suy thận có tình trạng thiếu máu

Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn như thế nào?

Điều trị thiếu máu trong suy thận mạn nhằm cải thiện chức năng thận (khi có thể) và tăng sản xuất hồng cầu. Do đó, sử dụng các chất kích thích tạo hồng cầu cùng với việc bổ sung sắt là lựa chọn ưu tiên.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng chất kích thích tạo hồng cầu (ESA): ESA là các loại thuốc tiêm bằng cách gửi tín hiệu đến tủy xương để tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn.
  • Bổ sung sắt: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng sắt dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Nếu người bệnh đang lọc máu nhân tạo sẽ được bổ sung sắt trong quá trình điều trị lọc máu.
  • Truyền máu: Phương pháp này có thể nhanh chóng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể và tạm thời cải thiện các triệu chứng thiếu máu ở người bị suy thận.
  • Bổ sung vitamin: Người bệnh có thể được chỉ định dùng vitamin B12 hoặc folate - cả 2 đều cần thiết để tạo ra tế bào khỏe mạnh - nếu cơ thể không đủ các loại vitamin này.

Sử dụng thuốc và truyền máu là các phương pháp giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở người bị suy thận mạn

Sử dụng thuốc và truyền máu là các phương pháp giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở người bị suy thận mạn

>>> XEM THÊM: Suy thận mạn: Nên và không nên ăn gì?

Sử dụng sản phẩm chứa dành dành giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do suy thận

Bên cạnh những phương pháp trên, nhiều người bệnh có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn. Nổi trội trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.

Nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả cùng thân cây dành dành có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận.

Chiết xuất từ quả dành dành có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa và tổn thương thận

Chiết xuất từ quả dành dành có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa và tổn thương thận

Sản phẩm còn là sự kết hợp độc đáo với nhiều thảo dược quý khác tốt cho thận như: Đan sâm giúp hoạt huyết, tăng cường vi tuần hoàn, giảm xơ thận, tăng chức năng lọc của cầu thận; Hoàng kỳ giúp bổ huyết, nhất là trong lúc thận đang bị thiếu máu,... từ đó làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa suy thận tiến triển do tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh về thận.

Không chỉ được các chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu đánh giá cao, sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành còn nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam VN-Economy, có đến 92,9% người dùng hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành.

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn. Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn nên đến cơ sở y tế để điều trị tình trạng thiếu máu kịp thời. Đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận.

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh thận, suy thận, bạn hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ đầy đủ và nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.msdmanuals.com/professional/hematology-and-oncology/anemias-caused-by-deficient-erythropoiesis/anemia-of-renal-disease

https://www.healthline.com/health/kidney-disease/anemia-in-chronic-kidney-disease#anemia-in-ckd

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/anemia-ckd-causes