Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng, thận mất hoàn toàn chức năng. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị thì hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ cho người bệnh từ 10 - 15 năm, thậm chí 20 năm. Vậy triệu chứng suy thận giai đoạn cuối là gì? Phương pháp nào giúp điều trị suy thận giai đoạn cuối hiệu quả?
Triệu chứng suy thận giai đoạn cuối
Thông thường, giai đoạn đầu của suy thận triệu chứng thường âm thầm. Đến giai đoạn cuối, triệu chứng suy thận thường rõ ràng hơn. Cụ thể:
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Ăn không ngon miệng.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi số lần đi tiểu và lượng nước tiểu.
- Đau ngực, khó thở.
- Sưng bàn chân và mắt cá chân.
- Huyết áp cao.
- Đau đầu.
- Mất ngủ.
- Tinh thần giảm sút.
- Co giật và chuột rút.
- Ngứa kéo dài.
- Miệng có vị kim loại.
- Da khô, ngứa ngáy.
Người bị suy thận giai đoạn cuối da khô, ngứa ngáy thường xuyên
Suy thận giai đoạn cuối có thể gây biến chứng gì?
Khi suy thận đến giai đoạn cuối, thận bị tổn thương nghiêm trọng khiến độc tố và chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra biến chứng như:
- Rối loạn điện giải.
- Đau nhức xương, khớp và cơ, xương yếu, gãy xương.
- Rối loạn thần kinh cơ.
- Rối loạn đường huyết.
- Suy gan.
- Vấn đề liên quan đến tim và mạch máu.
- Tích tụ chất lỏng xung quanh phổi.
- Thiếu máu nghiêm trọng.
- Chảy máu dạ dày và ruột.
- Rối loạn chức năng não.
- Co giật.
Suy thận giai đoạn cuối có thể gây rối loạn chức năng não
Phương pháp kéo dài tuổi thọ cho người suy thận giai đoạn cuối
Khi mắc suy thận giai đoạn cuối thì việc khôi phục chức năng thận như ban đầu gần như là không thể. Lúc này, tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, phương pháp điều trị. Người suy thận giai đoạn cuối có thể kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm nếu áp dụng đúng phương pháp.
Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối phổ biến là chạy thận hoặc ghép thận và đôi khi có thể lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc). Áp dụng phương pháp chạy thận giúp người bệnh sống thêm trung bình từ 5 đến 10 năm. Ghép thận giúp kéo dài tuổi thọ từ 10 đến 15 năm, có khi 20 năm.
Thẩm phân phúc mạc
Thẩm phân phúc mạc là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh để loại bỏ chất độc hại. Ống thông được luồn qua niêm mạc vào bụng. Dung dịch thẩm tách được dẫn qua ống thông vào hút thêm chất lỏng, chất thải để đưa ra ngoài qua lớp niêm mạc. Dung dịch để tại chỗ trong khi quá trình lọc máu diễn ra, sau đó, nó được thoát ra ngoài qua ống thông. Dung dịch mới, sạch được hút vào, làm đầy lại không gian. Thẩm phân phúc mạc với ưu điểm là khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà nên người bệnh không phải đến viện thường xuyên.
Chạy thận
Chạy thận là phương pháp đưa máu qua bộ lọc hoạt động như quả thận nhân tạo để loại bỏ chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Máu đã làm sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể. Chạy thận nhân tạo được thực hiện ở bệnh viện. Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề để tránh các biến chứng khi chạy thận:
- Chế độ ăn nhạt (nên dùng ít hơn 2 – 3g muối/ngày), theo dõi cân nặng mỗi ngày để tránh tăng cân quá nhiều.
- Kiểm soát tốt huyết áp và tiểu đường.
- Kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày, tránh phù.
Chạy thận điều trị suy thận giai đoạn cuối
Ghép thận
Đây là phương pháp ghép thận khỏe mạnh từ người hiến tặng còn sống hoặc đã chết. Thận của người hiến sẽ được đặt vào vùng bụng dưới của người bệnh. Các mạch máu của quả thận mới được gắn vào mạch máu ở phần dưới bụng. Niệu quản (ống dẫn nước tiểu của quả thận mới) được nối với bàng quang của người bệnh. Thường thì khi ghép thận mới, thận cũ sẽ được giữ nguyên vị trí.
Để ghép thận thì cần khá nhiều thời gian vì phải tìm được thận hiến tặng phù hợp với thận của người bệnh. Sau khi ghép thận, người bệnh phải sử dụng thuốc để phục hồi, giữ cho hệ thống miễn dịch không từ chối thận mới và giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng. Sau khi ghép thận thành công, thận mới sẽ lọc máu và người bệnh không cần chạy thận nữa.
Sau khi ghép thận, người bệnh nên lưu ý thêm về chế độ ăn uống để thận mới ghép hoạt động bình thường. Cụ thể:
- Tránh các sản phẩm có thêm muối: Giảm lượng muối ăn mỗi ngày bằng cách tránh các sản phẩm có thêm muối như súp, thịt đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn.
- Nên ăn thực phẩm có hàm lượng kali thấp: Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên chọn thực phẩm có hàm lượng kali thấp và tránh thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây, cà chua.
- Hạn chế ăn quá nhiều protein: Một số thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, sữa, đậu người bệnh suy thận nên hạn chế. Thực phẩm ít protein bao gồm rau, trái cây, bánh mì và ngũ cốc.
Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận giai đoạn cuối
Bên cạnh các biện pháp điều trị chính, nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để tăng cường chức năng thận, hỗ trợ cải thiện suy thận giai đoạn cuối. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.
Dành dành là thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng làm tăng đáng kể các biểu hiện của yếu tố kích thích sinh mạch máu và giảm mức độ thiếu oxy-yếu tố gây cảm ứng-1α thông qua cơ chế tăng sản xuất hormone erythropoietin, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa.
Dành dành giúp cải thiện suy thận
Sản phẩm còn chứa các thảo dược quý khác như: Mã đề, đan sâm, hoàng kỳ,... có tác dụng toàn diện, giúp tăng cường chức năng thận thông qua:
- Bổ sung dưỡng chất.
- Tăng tái tạo hồng cầu.
- Tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương có chứa các thành phần trên.
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về suy thận giai đoạn cuối cũng như cách cải thiện tình trạng này hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi.
Link tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16243-end-stage-renal-kidney-disease
https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/kidney-failure-symptoms-and-causes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/end-stage-renal-disease/symptoms-causes/syc-2035453