Suy thận mạn tính là bệnh phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 10 - 15% dân số trên toàn cầu. Nhận biết sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn bệnh nặng thêm, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy suy thận mạn là gì? Nhận biết và cải thiện bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Suy thận mạn tính là gì?
Suy thận mạn là tình trạng thận bị mất dần chức năng trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến nhiều năm và không thể hồi phục.
Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải, chất độc và lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể; cân bằng lượng muối và khoáng chất quan trọng trong máu; giải phóng các hormon, điều hòa huyết áp và giúp duy trì xương chắc khỏe.
Khi chức năng thận bị tổn thương, cơ quan này không thể lọc máu như bình thường, dẫn đến sự tích tụ các chất thải cũng như nhiều vấn đề khác, gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Suy thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương kéo dài từ 3 tháng trở lên và không hồi phục
Các giai đoạn suy thận mạn
Bệnh suy thận mạn thường bắt đầu âm thầm và tiến triển trong nhiều năm. Hội Thận học quốc tế và Hội Thận học quốc gia Hoa Kỳ đã chia bệnh suy thận thành 5 giai đoạn dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR), bao gồm:
- Giai đoạn 1: GFR 90 ml/phút/1,73 m² trở lên. Ở giai đoạn này, thận bị tổn thương nhẹ nhưng vẫn hoạt động tốt.
- Giai đoạn 2: GFR 60 đến 89 ml/phút/1,73 m². Thận bị tổn thương nhiều hơn ở giai đoạn 1 nhưng vẫn hoạt động bình thường.
- Giai đoạn 3 gồm: 3A (GFR 45 đến 59 ml/phút/1,73 m²) và 3B (GFR 30 đến 44 ml/phút/1,73 m²). Chức năng thận suy giảm ở mức độ trung bình hoặc nặng.
- Giai đoạn 4: GFR 15 đến 29 ml/phút/1,73 m². Chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng.
- Giai đoạn 5: GFR dưới 15 ml/phút/1,73 m². Chức năng thận bị suy giảm gần như hoàn toàn hoặc hoàn toàn.
Việc phân loại suy thận giúp xác định các tiên lượng liên quan đến suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng hệ thống phân loại là có thể chẩn đoán quá mức suy thận mạn, đặc biệt ở người cao tuổi.
Các giai đoạn của suy thận mạn được phân loại dựa trên tốc độ lọc cầu thận
Làm thế nào để nhận biết bệnh suy thận mạn tính?
Ở giai đoạn đầu của suy thận mạn tính, người bệnh có hoặc không có triệu chứng. Nhiều dấu hiệu ban đầu của suy thận có thể bị nhầm lẫn với các bệnh và tình trạng khác gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Khi chức năng thận suy giảm, các triệu chứng khó chịu khác có thể xuất hiện:
- Những thay đổi khi đi tiểu: Người bệnh đi tiểu thường xuyên hoặc ít hơn, số lần đi tiểu tăng, đặc biệt vào ban đêm; nước tiểu sủi bọt, có màu đậm hoặc nhạt hơn hình thường; xuất hiện máu trong nước tiểu; đôi khi gặp khó khăn khi đi tiểu.
- Sưng phù: Khi chức năng thận suy giảm, chất lỏng dư thừa sẽ không được loại bỏ khỏi cơ thể. Từ đó, gây tích tụ và sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay.
- Mệt mỏi: Thận có chức năng sản xuất hormon erythropoietin (EPO) giúp kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Nếu thận bị tổn thương, thận sẽ tạo ra ít EPO hơn, nghĩa là có ít tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Điều này gây thiếu máu và dẫn đến mệt mỏi.
- Phát ban/ngứa da: Khi thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, nó sẽ tích tụ trong máu và gây ngứa dữ dội.
- Xuất hiện vị kim loại trong miệng/hơi thở có mùi amoniac: Khi chất thải tích tụ trong máu (nhiễm độc niệu) có thể làm giảm hương vị thức ăn và gây hôi miệng.
- Buồn nôn và nôn: Tình trạng tăng urê huyết ở người bị suy thận có thể gây buồn nôn và nôn.
- Khó thở: Chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ trong phổi. Sự tích tụ này kết hợp với chứng thiếu máu có thể dẫn đến khó thở.
- Cảm thấy lạnh: Thiếu máu khiến cơ thể cảm thấy lạnh ngay cả khi trong phòng ấm.
- Chóng mặt và khó tập trung: Thiếu máu do suy thận khiến não không nhận được nhận đủ oxy. Điều này dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, kém tập trung và chóng mặt.
Triệu chứng suy thận mạn thường biểu hiện rõ ràng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng
Nguyên nhân gây suy thận mạn
Suy thận mạn tính chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh lý khác gây tổn thương các đơn vị nhỏ trong thận.
Các tình trạng phổ biến có thể gây suy thận mạn tính bao gồm:
- Bệnh tiểu đường: 1 trong 3 người lớn mắc bệnh tiểu đường có khả năng bị suy thận mạn tính.
- Tăng huyết áp: Cứ 5 người trưởng thành bị cao huyết áp thì có 1 người có nguy cơ cao mắc suy thận mạn.
Các tình trạng khác ít phổ biến hơn bao gồm: Thận đa nang, viêm cầu thận, lupus ban đỏ, bệnh tim hoặc bệnh gan, thừa cân/béo phì, hút thuốc, người trên 60 tuổi, lạm dụng thuốc giảm đau,...
Suy thận mạn có nguy hiểm không?
Bệnh suy thận ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan của cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Giữ nước, có thể dẫn đến sưng ở tay và chân, huyết áp cao hoặc chất lỏng trong phổi (phù phổi).
- Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột (tăng kali máu), có thể làm suy giảm chức năng của tim và đe dọa đến tính mạng.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
- Giảm phản ứng miễn dịch khiến người mắc dễ bị nhiễm trùng.
- Viêm màng ngoài tim.
- Giảm sản xuất tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu.
- Mức độ chất béo trung bình trong máu cao cùng với tăng huyết áp, thúc đẩy nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Sự hình thành và duy trì mô xương suy yếu (loạn dưỡng xương do thận). Loạn dưỡng xương có thể dẫn đến đau xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Suy thận mạn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nếu bệnh không được điều trị kịp thời
>>> XEM THÊM: Suy thận có di truyền không? Những điều bạn cần biết!
Các phương pháp chẩn đoán suy thận mạn
Khi xuất hiện các triệu chứng hoặc có yếu tố nguy cơ kể trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận như:
- Xét nghiệm tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) để đo chức năng thận.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng lọc các chất như creatinin và urê.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những bất thường tại thận như xuất hiện máu và/hoặc albumin - protein rò rỉ khi thận bị tổn thương.
- Kiểm tra hình ảnh giúp đánh giá chi tiết tổn thương cấu trúc của thận và đường tiết niệu, bao gồm siêu âm, chụp MRI, CT.
- Sinh thiết thận bằng cách lấy một mẫu mô từ thận để kiểm tra. Tuy nhiên, người bệnh không nên thực hiện nếu kết quả siêu âm cho kết quả thận nhỏ và có sẹo.
Xét nghiệm máu và nước tiểu là hai phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán suy thận mạn tính
Điều trị suy thận mạn
Suy thận mạn không thể chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Tùy theo từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp điều trị phù hợp:
Giai đoạn 1 - 2
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ tim mạch. Điều này có thể liên quan đến việc thay đổi lối sống và dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu của người bệnh.
Người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ những thuốc đang sử dụng, kể cả các biện pháp tự nhiên và thảo dược để có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Giai đoạn 3 - 4
Ở giai đoạn này, người bệnh cảm thấy các triệu chứng suy thận mạn biểu hiện rõ ràng hơn. Khi đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp giúp làm giảm huyết áp, mỡ máu và đường huyết.
Giai đoạn 4 - 5
Khi thận không còn khả năng tự hoạt động, người bệnh cần được điều trị thay thế thận. Phương pháp này bao gồm:
- Lọc máu nhân tạo bằng cách sử dụng máy (chạy thận nhân tạo) hoặc thông qua bộ phận của cơ thể (lọc màng bụng) để loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.
- Ghép thận, trong đó một quả thận bị suy được thay thế bằng một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Bạn nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để cải thiện bệnh suy thận mạn
Cách phòng ngừa suy thận mạn tiến triển
Mặc dù suy thận mạn không thể hồi phục nhưng người bệnh có thể thực hiện các biện pháp giúp duy trì chức năng thận, bao gồm:
- Giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép (nếu có tiền sử mắc bệnh tiểu đường).
- Tránh sử dụng thuốc lá.
- Thực hiện theo đúng các hướng dẫn khi sử dụng thuốc: Không lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen,... vì dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thận.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh vì thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp - nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn.
- Ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau củ tươi, tránh các thực phẩm giàu kali, photpho, natri, chất béo bão hòa.
- Hạn chế căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, thiền, tập yoga,...
Phòng ngừa suy thận mạn tiến triển bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Dùng sản phẩm chứa dành dành giúp cải thiện suy thận mạn
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược được nhiều chuyên gia khuyến cáo và người bệnh suy thận mạn tin dùng. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là dành dành. Theo nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2017, chiết xuất từ dành dành có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.
Sản phẩm còn là sự kết hợp hoàn hảo với các thảo dược khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, râu mèo, mã đề,... giúp cải thiện triệu chứng suy thận, bổ thận, lợi tiểu, làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh về thận.
Hơn nữa, sản phẩm còn nhận sự quan tâm và tin dùng của hàng ngàn người bệnh. Có đến 92,9% số người dùng hài lòng về khả năng cải thiện tình trạng suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành (theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021).
Sản phẩm chứa dành dành giúp cải thiện bệnh suy thận mạn
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh suy thận mạn. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác và nhận chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh thận, suy thận, bạn hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ đầy đủ và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/chronic-kidney-failure
https://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521