Suy thận là bệnh có tỷ lệ mắc không ngừng gia tăng qua các năm. Bệnh thường tiến triển nhanh nếu không điều trị đúng phương pháp. Do đó, các cách trị suy thận được nhiều người bệnh quan tâm.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh hỗ trợ chữa suy thận
Hầu hết những người bị suy thận được khuyến cáo nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh để cải thiện bệnh suy thận.
Khi bị suy thận, người bệnh cần đặc biệt theo dõi chế độ ăn uống vì thận không thể loại bỏ các chất thải và chất lỏng tốt như bình thường. Do đó, một chế độ ăn uống thân thiện với thận có thể giúp người bệnh khỏe mạnh hơn và làm chậm quá trình tổn thương thận. Cụ thể:
- Ăn đúng lượng và đúng loại protein: Đối với người chưa chạy thận nhân tạo, chỉ nên nạp lượng protein vào cơ thể từ 0,6 đến 0,8 gam/kg trọng lượng để giảm tiến triển của bệnh. Nên bổ sung các loại protein tốt như: Thịt nạc, cá hoặc thịt da cầm không da,...
- Hạn chế chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa: Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên hạn chế chất béo bão hòa dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày bằng cách thay các thực phẩm như bơ, mỡ lợn, dầu dừa, dầu cọ,... bằng chất béo không bão hòa có lợi cho tim ở trong cá béo, oliu, quả óc chó và nhiều loại dầu thực vật.
- Chọn thực phẩm và đồ uống ít photpho: Quá nhiều photpho trong máu có thể gây ngứa da, đau xương và khớp. Người bệnh nên tránh các thực phẩm giàu photpho như nước ngọt có màu sậm, nội tạng động vật, hải sản,...; bổ sung nhiều trái cây tươi, rau củ,...
- Giảm lượng natri tiêu thụ mỗi ngày: Lượng natri và chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể người bị suy thận. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng ít hơn 2 gam natri trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách: Tránh dùng muối ăn và gia vị có hàm lượng natri cao; sử dụng một số loại thảo mộc thay muối; hạn chế các thực phẩm đóng gói,...
- Giảm lượng kali: Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau củ như chuối, khoai tây, bơ, cam, cà chua,... Người bệnh có thể ăn các loại thực phẩm ít kali như táo, nam việt quất, mận, dứa, đào,...
Người bị suy thận nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện bệnh tốt nhất
Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng là cách trị suy thận
Người bị suy thận được hướng dẫn sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và biến chứng của bệnh. Dùng thuốc là cách trị suy thận được chỉ định, bao gồm:
Thuốc hạ huyết áp
Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là biến chứng của bệnh suy thận. Do đó, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc hạ huyết áp - thường là thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II để duy trì chức năng thận.
Nhóm thuốc này ban đầu có thể làm giảm chức năng của thận và thay đổi nồng độ chất điện giải. Vì vậy, người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc lợi tiểu và khuyên một chế độ ăn ít muối.
Thuốc giảm sưng phù
Những người bị suy thận mạn tính thường xuất hiện triệu chứng phù do tích tụ chất lỏng dư thừa. Khi đó, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Thuốc kiểm soát kali máu
Trường hợp thận không lọc được kali từ máu như bình thường, bác sĩ có thể khuyên dùng canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate để giữ lượng kali trong máu ở mức cho phép. Bởi vì nhiều kali trong máu có thể gây rối loạn nhịp tim và suy nhược cơ.
Thuốc làm giảm mức cholesterol
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các thuốc thuộc nhóm statin để giảm cholesterol. Ở người bị suy thận, lượng cholesterol xấu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Thuốc bảo vệ xương
Khi chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến xương yếu và nguy cơ gãy xương. Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên bổ sung canxi và vitamin D để cải thiện tình trạng này.
Người bệnh cũng có thể dùng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát để giảm lượng phốt phát trong máu và bảo vệ thành mạch không bị tổn thương do lắng đọng canxi (vôi hóa).
Người bị suy thận nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, tránh các tác dụng không mong muốn
Điều trị thay thế thận
Đối với trường hợp thận mất chức năng gần như hoàn toàn (giai đoạn 3B đến 4) hoặc hoàn toàn (giai đoạn 5) hay suy thận cấp tính, người bệnh được chỉ định thực hiện các phương pháp thay thế thận, bao gồm lọc máu nhân tạo (thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo) và ghép thận.
Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng)
Đây là phương pháp sử dụng phúc mạc để làm sạch máu. Một loại chất lỏng được đưa vào khoang phúc mạc qua ống thông. Chất độc, chất thải và nước dư thừa chảy vào dung dịch trong khoang phúc mạc thông qua các mạch máu nhỏ.
Sau khoảng 4 - 6 giờ, chất lỏng này được dẫn lưu và một túi chất lỏng mới được đưa vào khoang phúc mạc, chu kỳ được lặp lại. Quá trình này được gọi là lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD-Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis).
Thẩm phân phúc mạc cũng có thể được thực hiện bằng máy gắn ống thông thẩm phân phúc mạc. Quá trình này được gọi là thẩm phân phúc mạc tự động (APD = Automated peritoneal dialysis).
Ưu điểm của lọc màng bụng: Người bệnh có thể thực hiện ở nhà, linh hoạt để phù hợp với cuộc sống, chế độ ăn uống ít phải hạn chế hơn.
Tuy nhiên, lọc màng bụng cũng có những nhược điểm như: Phải có một ống thông trong cơ thể; người bệnh không thể tắm, ngâm mình trong nước vì nguy cơ nhiễm trùng cao; cần thực hiện mỗi ngày và một số trường hợp có thể tăng cân do chất lỏng được đưa vào phúc mạc.
Lọc màng bụng là phương pháp điều trị sử dụng phúc mạc để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể
Chạy thận nhân tạo
Phương pháp này sử dụng một thiết bị để làm sạch máu. Máu được lấy từ cơ thể qua lỗ rò động tĩnh mạch (kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch ở cẳng tay hoặc cánh tay trên) hoặc mảnh ghép động tĩnh mạch (kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch gần khuỷu tay) hoặc ống truyền trong tĩnh mạch lớn ở cổ.
Máu được lấy ra khỏi cơ thể và đưa qua máy lọc máu để loại bỏ các chất độc, chất thải và nước dư thừa. Máu sạch được tuần hoàn trở lại cơ thể. Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 1 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 4 giờ. Phương pháp này phải thực hiện tại bệnh viện, dưới sự giám sát của bác sĩ.
Ghép thận
Nếu phương pháp lọc máu nhân tạo không đạt hiệu quả, người bệnh sẽ được khuyên nên ghép thận. Sau ghép thận, người bệnh giảm được nguy cơ tử vong so với điều trị lọc máu, đột quỵ và suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp một số biến chứng như: Thận có thể không hoạt động (gọi là đào thải thận cấp tính); nguy cơ nhiễm trùng và một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư da do người bệnh dùng thuốc chống đào thải; khả năng mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và cholesterol cao hơn.
Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả với người chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng
Dành dành - Thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp kể trên, nhiều chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu khuyến cáo người bệnh suy thận nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành.
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận.
Dành dành còn chứa nhiều hoạt chất, đặc biệt là crocin-1 thuộc nhóm carotenoid có tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận. Theo y học cổ truyền, dành dành có vị đắng, chát, tính hàn và thường được dùng để cải thiện tình trạng suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch tại thận, hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng rất tốt đối với thận
Vận dụng những thành tựu trên, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén tiện dụng chứa thành phần chính là dành dành. Sản phẩm còn là sự kết hợp với nhiều thảo dược khác như: Mã đề, râu mèo, hoàng kỳ, đan sâm,... giúp bổ thận, lợi tiểu, cải thiện triệu chứng suy thận, làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh về thận.
Sản phẩm còn nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh sau gần 15 đứng vững trên thị trường. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành để cải thiện bệnh suy thận.
>>> XEM THÊM: Chú ý trong chăm sóc bệnh nhân thận mãn tính tại nhà
Trên đây là những cách trị suy thận mà bạn có thể tham khảo. Để cải thiện bệnh tốt nhất, bạn nên thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh. Đừng quên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là dành dành hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận mỗi ngày. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh thận, suy thận, bạn hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ đầy đủ và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.kidneyfund.org/treatment-kidney-failure
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-kidney-disease-treatment