Áp dụng đúng thực đơn 7 ngày cho người suy thận không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp tăng cường chức năng của thận, giảm thiểu triệu chứng khó chịu và nâng cao sức đề kháng. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm được thực đơn 7 ngày cho người suy thận và áp dụng để có một cơ thể khỏe mạnh hơn nhé!

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Nguyên tắc chung khi xây dựng thực đơn cho người suy thận là hạn chế sử dụng thực phẩm có nồng độ protein cao, đồng thời tăng cường các loại rau quả tươi, ngũ cốc và thực phẩm giàu chất xơ. Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người suy thận bạn có thể tham khảo:

Ngày 1:

Sáng: Bánh mì ngũ cốc ăn kèm với nước cam tươi không đường.

Trưa: Canh rau cải thảo, cơm trắng, đậu chiên và rau muống xào.

Tối: Súp rau củ, salad rau cải trộn với dầu ô liu.

Ngày 2:

Sáng: Cháo yến mạch, trái cây tươi.

Trưa: Thịt gà nướng, cơm trắng, rau xào (cải bó xôi, bí đỏ, đậu bắp).

Tối: Chè đậu xanh, trái cây tươi.

Ngày 3:

Sáng: Bánh mì ngũ cốc, trái cây tươi.

Trưa: Cơm trắng, canh cải ngọt, cá kho và rau muống xào.

Tối: Bún nước tương đậu hũ, rau sống (rau xà lách, cà chua, rau răm).

Người bị suy thận nên ăn theo thực đơn

Người bị suy thận nên ăn theo thực đơn

Ngày 4:

Sáng: Bánh mì ngũ cốc, trái cây tươi.

Trưa: Cơm trắng, canh hến, thịt bò xào rau cải.

Tối: Canh cải ngọt, cơm trắng, chả cá chiên, rau muống xào.

Ngày 5:

Sáng: Cháo gạo lứt, trái cây tươi.

Trưa: Canh chua cá, cơm trắng, rau xào (cải bó xôi, bí đỏ, đậu bắp).

Tối: Thịt ba chỉ kho, rau sống (rau xà lách, cà chua, rau răm).

Ngày 6:

Sáng: Bánh mì ngũ cốc, trái cây tươi.

Trưa: Cơm trắng, canh bí đỏ, thịt heo xào rau muống.

Tối: : Súp cà chua với thịt bò xào và rau xanh.

Ngày 7:

Sáng: Cháo gạo lứt, trái cây tươi.

Trưa: Cơm trắng, canh rau mồng tơi, cá hồi nướng, rau xào (cải bó xôi, bí đỏ, đậu bắp).

Tối: Canh rau đay, bánh mì ngũ cốc.

Bánh mì ngũ cốc tốt cho người suy thận

Bánh mì ngũ cốc tốt cho người suy thận

>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống người suy thận cần biết

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh suy thận

Đối với người suy thận, việc giảm lượng protein, natri và kali trong chế độ ăn uống rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Protein: Lượng protein trong thực đơn của người suy thận nên giới hạn từ 0,6 đến 0,8 gram/kg cân nặng mỗi ngày. Thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu và sữa nên hạn chế. Thay vào đó, người suy thận nên ăn nhiều rau củ, quả, các loại đậu và ngũ cốc để cung cấp đủ lượng protein cần thiết.
  • Natri: Người suy thận nên giới hạn lượng natri trong chế độ ăn uống, từ 1,5 đến 2,3 gram mỗi ngày. Vì vậy, người suy thận nên tránh ăn đồ chế biến sẵn, nước sốt, thực phẩm có chứa muối nhiều như bánh mì nướng, phô mai, snack, thức uống có ga,... Nên sử dụng các loại gia vị thay thế muối như hạt tiêu, tỏi, gừng, lá chanh,...
  • Kali: Người suy thận nên giảm lượng kali trong chế độ ăn uống, từ 2.000 đến 3.000 miligram mỗi ngày. Thực phẩm giàu kali như chuối, cam, nho, khoai tây, đậu và rau xanh nên hạn chế. Người suy thận nên ăn các loại trái cây như táo, dâu tây, việt quất, lê, dưa hấu,... và rau xanh như cải ngọt, cải thìa, cà chua, đậu hà lan,…
  • Calo: Người suy thận nên kiểm soát lượng calo trong chế độ ăn uống nhằm tránh tăng cân và không để thận làm việc quá nhiều. Vì vậy, người suy thận nên ăn ít chất béo và các loại thức ăn nhanh, đồng thời tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả tươi, ngũ cốc.
  • Canxi và vitamin D: Người suy thận có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ canxi và vitamin D. Vì vậy, người suy thận nên nạp thêm canxi có trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, pho mát, bắp cải, bó xôi,... Đồng thời nên bổ sung vitamin D để giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
  • Chất xơ: Người suy thận nên ăn đủ lượng chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chất béo: Người suy thận nên giảm chất béo không cần thiết trong chế độ ăn, nhưng vẫn nên bổ sung đủ lượng cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất béo như cá, dầu ô liu và hạt chia nên được ưu tiên.
  • Vitamin và khoáng chất: Người suy thận nên đảm bảo cung cấp đủ vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn đủ các loại rau củ quả và ngũ cốc.

Người bị suy thận nên ăn đủ rau củ quả tươi

Người bị suy thận nên ăn đủ rau củ quả tươi

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận

Bên cạnh chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị suy thận, nhiều chuyên gia khuyến nghị và người bệnh tin dùng sản phẩm chứa thành phần chính là cao dành dành. 

Dành dành được nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc chứng minh có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận. Theo y học cổ truyền, dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường được dùng để cải thiện tình trạng suy giảm chức năng thận, giúp tăng cường chức năng thận và lưu lượng máu tại thận, hỗ trợ cân bằng huyết áp.

Vận dụng những thành tựu nghiên cứu về tác dụng của cây dành dành, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén tiện dùng. Ngoài dành dành, sản phẩm còn là công thức độc đáo khi có sự kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Râu mèo, hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu, giảm phù, kiểm soát huyết áp, cải thiện rối loạn tiểu tiện, chống thiếu máu, nâng cao sức khỏe toàn trạng, làm chậm tiến triển của bệnh suy thận.

Dành dành giúp cải thiện triệu chứng suy thận 

Dành dành giúp cải thiện triệu chứng suy thận 

Sau gần 15 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém nhận được sự quan tâm và tin dùng của nhiều người bệnh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng về khả năng kiểm soát bệnh suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương chứa dành dành lên tới 92,9%.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về thực đơn 7 ngày cho người suy thận. Nếu còn thắc mắc nào về suy thận, bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp đầy đủ và nhanh nhất.