Suy thận cấp là tình trạng thận bị suy giảm chức năng đột ngột và diễn biến qua nhiều giai đoạn. Bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang suy thận mạn gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc. Hãy cùng tìm hiểu các giai đoạn suy thận cấp và cách phục hồi chức năng thận, ngăn ngừa suy thận mạn tiến triển trong bài viết dưới đây.

“Điểm danh” các giai đoạn suy thận cấp

Suy thận cấp là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Các giai đoạn suy thận cấp được chia thành:

Giai đoạn khởi phát

Đây là giai đoạn đầu tiên của suy thận cấp, trong đó một số nguyên nhân như thiếu máu, nhiễm trùng hoặc độc tính thuốc,... gây ra tổn thương cho mô thận. 

Giai đoạn này đặc trưng bởi những thay đổi trong các cơ chế tế bào và phân tử của thận phản ứng với sự tác động, bao gồm tổn thương tái tạo máu, viêm, stress oxy hóa. 

Thời gian của giai đoạn khởi phát thường là vài giờ đến vài ngày và thay đổi tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh. Lúc này, lượng nước tiểu vẫn bình thường. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra suy thận cấp, các triệu chứng có thể gặp như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt và mệt mỏi. Một số người bệnh còn xuất hiện các cơn đau ngực. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện sớm thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn ở giai đoạn đầu của suy thận cấp

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn ở giai đoạn đầu của suy thận cấp

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu xảy ra khi tổn thương thận tiếp tục tiến triển và sự tổn thương đến mô thận trở nên nghiêm trọng hơn. 

Lúc này, lượng nước tiểu chỉ từ 100 - 400 ml/ngày và có màu nâu. Thiểu niệu thường là dấu hiệu mất nước nghiêm trọng và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như lú lẫn hoặc thờ ơ. Vô niệu là khi người bệnh không có nước tiểu. 

Tình trạng thiểu niệu, vô niệu thường kéo dài trung bình từ 10 đến 14 ngày nhưng có thể thay đổi từ 1 ngày đến 8 tuần. Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như giữ nước, tăng kali máu, toan chuyển hóa, nhiễm độc.

Giai đoạn đa niệu

Giai đoạn này bắt đầu với lượng nước tiểu tăng nhanh, tỷ lệ thuận với thời gian thiểu niệu/vô niệu và có thể kéo dài đến vài tuần. Nồng độ creatinin và urê trong huyết thanh có thể không giảm trong vài ngày. 

Giai đoạn đa niệu của suy thận cấp có liên quan đến nguy cơ mất nước và chất điện giải nghiêm trọng, đặc biệt là kali và canxi, do đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, thận còn xuất hiện sẹo và ống thận cũng bị tổn thương.

Giai đoạn đa niệu ở người bị suy thận cấp có thể dẫn đến nguy cơ mất nước và chất điện giải nghiêm trọng

Giai đoạn đa niệu ở người bị suy thận cấp có thể dẫn đến nguy cơ mất nước và chất điện giải nghiêm trọng

Giai đoạn phục hồi

Trong giai đoạn này, lượng nước tiểu dần trở lại bình thường, creatinin huyết thanh và urê bắt đầu về mức cho phép. Có thể mất đến vài tháng để khôi phục lại chức năng vốn có của thận. Tuy nhiên, tốc độ lọc cầu thận chỉ có thể cải thiện được khoảng 70 - 80% so với bình thường.

>>> XEM THÊM: Suy thận mạn: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Sử dụng sản phẩm chứa dành dành hỗ trợ phục hồi chức năng thận, ngăn ngừa suy thận mạn tiến triển

Hiện nay, để phục hồi chức năng thận, ngăn ngừa suy thận cấp tính chuyển sang mạn tính, nhiều người lựa chọn giải pháp thảo dược chứa thành phần chính là dành dành. 

Dành dành được nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2017 cho tác dụng cải thiện tình trạng giảm lưu lượng máu đến thận, chống xơ hóa và tổn thương thận.

Theo y học cổ truyền, dành dành cũng được sử dụng để cải thiện các bệnh về thận giúp tăng cường hệ miễn dịch ở thận, lưu thông máu và điều hòa huyết áp.

Dành dành chứa nhiều thành phần có tác dụng cải thiện và phục hồi chức năng thận rất tốt

Dành dành chứa nhiều thành phần có tác dụng cải thiện và phục hồi chức năng thận rất tốt

Vận dụng những thành tựu ấy, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành, kết hợp với nhiều dược liệu khác như đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do chức năng thận kém.

Hơn nữa, sau gần 15 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành đã nhận được sự quan tâm đông đảo của người dùng. 

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành lên đến 92,9% về khả năng kiểm soát triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong đêm, tiểu buốt, chân tay lạnh, tê bì, phù, đau ngang thắt lưng, mỏi gối, mất ngủ, ngủ không sâu giấc và suy giảm sinh lý.

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các giai đoạn suy thận cấp. Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đi khám sớm để ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh thận, suy thận và cách điều trị, hãy để lại bình luận phía dưới để được tư vấn nhanh và đầy đủ nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.myamericannurse.com/acute-kidney-injury/ 

https://www.msdmanuals.com/professional/genitourinary-disorders/acute-kidney-injury/acute-kidney-injury-aki