Suy thận ngày càng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thực tế, có nhiều mức độ suy thận khác nhau, tùy từng giai đoạn mà có thể đánh giá độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Vậy có những mức độ suy thận nào? Điều trị từng cấp độ suy thận ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Các mức độ suy thận

Các cấp độ suy thận có nhiều mức khác nhau. Triệu chứng và độ lọc cầu thận của các mức độ suy thận cũng sẽ thay đổi tương ứng. Cụ thể như sau:

Suy thận giai đoạn 1

Suy thận giai đoạn 1 xảy ra khi tổn thương thận với độ lọc cầu thận (GFR) ở mức bình thường hoặc cao hơn 90 ml/phút. Ở giai đoạn 1, người mắc thường không có triệu chứng cho thấy thận bị tổn thương nên bệnh khó được phát hiện. Thường khi kiểm tra tình trạng tiểu đường hoặc huyết áp cao thì mới phát hiện suy thận giai đoạn 1.

Suy thận giai đoạn 2

Suy thận giai đoạn 2 thận bị tổn thương với GFR giảm nhẹ từ 60-89 ml/phút. Ở giai đoạn 2, người bệnh cũng khó có thể phát hiện qua các triệu chứng thông thường. Nếu đi khám có thể phát hiện bệnh qua các chỉ số creatinin hoặc urê trong máu hay chụp cộng hưởng từ, chụp CT, siêu âm, chụp X-quang.

Suy-than-gay-ton-thuong-than-lam-giam-chuc-nang-cua-than (2).png

Suy thận gây tổn thương thận, làm giảm chức năng của thận

Suy thận giai đoạn 3

Khi bị suy thận giai đoạn 3, thận sẽ tổn thương ở mức độ trung bình. Giai đoạn này được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn: 

  • Giai đoạn 3A: GFR là 45-59 mL/phút.
  • Giai đoạn 3B: GFR là 30-44 mL/phút.

Lúc này, các chất thải có thể tích tụ trong máu gây ra tình trạng gọi là “urê huyết”. Suy thận giai đoạn 3 có thể xuất hiện các biến chứng như huyết áp cao, thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu). Người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, giữ nước, sưng (phù) tứ chi và khó thở: Thay đổi nước tiểu (có bọt; màu cam sẫm, nâu, màu trà hoặc đỏ nếu lẫn máu; Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường); Đau lưng; Khó ngủ do chuột rút.

Suy thận giai đoạn 4

Suy thận giai đoạn 4 có tổn thương thận tiến triển với GFR giảm nghiêm trọng xuống còn 15-30 ml/phút. Lúc này, chất thải tích tụ trong máu gây nhiễm độc niệu. Ở giai đoạn 4, người bị suy thận có thể xuất các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu), bệnh tim mạch. Các triệu chứng suy thận giai đoạn 4 là mệt mỏi, giữ nước, phù tứ chi và khó thở, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chán ăn, khó tập trung,...

Suy thận giai đoạn 5

Suy thận giai đoạn 5 cũng chính là giai đoạn cuối với GFR từ 15 ml/phút trở xuống. Ở giai đoạn này, thận đã mất gần như toàn bộ chức năng. Các triệu chứng suy thận giai đoạn 5 bao gồm: Ăn không ngon; Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, ngứa, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, chuột rút, ngứa ran ở tay hoặc chân, thay đổi màu da, tăng sắc tố da. 

Suy-than-giai-doan-cuoi-khien-than-mat-toan-bo-chuc-nang (1).png

Suy thận giai đoạn cuối khiến thận mất toàn bộ chức năng

>>> Xem thêm: Tổng hợp TOP 10+ thực phẩm tốt cho thận có thể bạn chưa biết

Điều trị suy thận theo từng mức độ

Tùy từng trường hợp, giai đoạn bệnh mà có phương pháp điều trị suy thận khác nhau. Dưới đây là những thông tin điều trị suy thận theo các mức độ cụ thể:

Điều trị suy thận giai đoạn 1, 2

Người bệnh suy thận giai đoạn 1, 2 nên lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

  • Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây tươi và rau quả.
  • Thay đổi chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol vừa phải trong tổng lượng chất béo.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến có nhiều đường và muối.
  • Bổ sung protein ở mức phù hợp.
  • Lượng kali và phốt pho thường không bị hạn chế trừ khi nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Bỏ thuốc lá.

Giữ huyết áp ổn định

  • Người mắc bệnh tiểu đường: 125/75 mmHg.
  • Người không bị tiểu đường và không có protein niệu: 130/85 mmHg.
  • Người không đái tháo đường có protein niệu: 125/75 mmHg.

Điều trị suy thận giai đoạn 3

Người bệnh suy thận giai đoạn 3 nên lưu ý về chế độ ăn uống và sử dụng thuốc hợp lý. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn một số loại ngũ cốc, trái cây và rau quả (nếu kali và phốt pho ở mức bình thường).
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu canxi như: Nghêu, sò, tôm, cua....
  • Giảm carbohydrate khi mắc kèm bệnh tiểu đường.
  • Giảm chất béo bão hòa để giảm cholesterol.
  • Giảm natri khi bị huyết áp cao hoặc giữ nước bằng cách cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn.

Che-do-an-uong-hop-ly-giup-cai-thien-suy-than (1).png

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện suy thận

Sử dụng thuốc điều trị

Nhiều người mắc suy thận do tiểu đường và huyết áp cao. Vì vậy, dùng thuốc kiểm soát lượng glucose trong máu và duy trì huyết áp ổn định có thể giúp duy trì chức năng thận. Theo nghiên cứu, chất ức chế ACE (men chuyển đổi angiotensin) và ARB (thuốc chẹn thụ thể angiotensin) giúp làm chậm sự tiến triển của suy thận ở cả người mắc bệnh tiểu đường không bị huyết áp cao. 

Điều trị suy thận giai đoạn 4, 5

Khi suy thận đến giai đoạn 4, 5, bên cạnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, kết hợp dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh phải thực hiện:

  • Chạy thận nhân tạo: Đây là phương pháp điều trị thực hiện tại cơ sở y tế với sự trợ giúp của máy lọc máu. Khi đó, máu của bệnh nhân được làm sạch, loại bỏ chất độc hại thông qua màng nhân tạo gọi là quả lọc máu sau đó đưa trở lại cơ thể.
  • Lọc màng bụng (PD): Là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận đã yếu, giúp lọc các chất chuyển hóa, nước - điện giải ra khỏi cơ thể, cân bằng nội môi. Lọc màng bụng có thể được thực hiện ở nhà hoặc tại nơi làm việc.
  • Ghép thận: Phương pháp này sử dụng thận của người khỏe mạnh hoặc người đã bị chết não hiến tặng. Ghép thận có thể thực hiện nhiều lần nếu thận ghép bị hỏng. Người bệnh phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời.

Người bệnh suy thận giai đoạn 4, 5 thường phải kiểm tra ít nhất 3 tháng/lần qua các xét nghiệm máu về nồng độ creatinin, canxi và phốt pho để xem thận có hoạt động tốt không. 

>>> Xem thêm: TOP 10 cây thuốc nam bổ thận, mát gan tốt nhất

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị các giai đoạn suy thận

Bên cạnh các biện pháp trên, người bị suy thận nên bổ sung sản phẩm chứa thành phần chính dành dành và nhiều thảo dược có tác dụng hỗ trợ tăng cường và bảo vệ chức năng thận như: Đan sâm, mã đề, hoàng kỳ, bạch phục linh,…

Dành dành là thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc. Trong một nghiên cứu của Xiaobo Li và cộng sự vào năm 2017 tại Trung Quốc đã chứng minh rằng dịch chiết từ quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận, tăng cường lưu lượng máu đến thận.

Mã đề là loại thảo dược tính hàn, do đó có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và chữa một số bệnh như viêm cầu thận, viêm gan, viêm bàng quang. Nghiên cứu của nhóm tác giả Min Chul Kho và cộng sự vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, mã đề có tác dụng trị hội chứng thận hư, ngăn ngừa suy thận.

BK Tan và cộng sự chứng minh trong một nghiên cứu vào năm 2000 rằng đan sâm giúp làm giảm các dấu hiệu của viêm cầu thận cấp, tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn nở động mạch vành. Một số nghiên cứu khác cho thấy đan sâm có tác dụng chống lại vi khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp cải thiện chức năng và bảo vệ tế bào thận.

Qua-danh-danh-giup-bao-ve-than-chong-xo-hoa-than-va-tang-cuong-luu-luong-mau-den-than.jpg

Quả dành dành giúp bảo vệ thận, chống xơ hóa thận và tăng cường lưu lượng máu đến thận

Việc kết hợp các thảo dược trên có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ thận, tăng cường chức năng thận, từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh tiến triển tốt. Cụ thể:

  • Đối với suy thận giai đoạn 1, 2: Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp tăng cường chức năng thận, giảm độ suy thận.
  • Đối với suy thận giai đoạn 3: Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng của suy thận, làm chậm quá trình tiến triển bệnh; Ngăn nguy cơ suy thận phải chạy thận. 
  • Đối với suy thận giai đoạn 4, 5: Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp bảo vệ thận, giảm tần suất phải lọc máu.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng những sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành.

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về các mức độ suy thận và phương pháp điều trị tương ứng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới đây. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí và lắng nghe ý kiến của bạn.

Link tham khảo:

https://www.davita.com/education/kidney-disease/stages/stage-1-of-chronic-kidney-disease

https://www.davita.com/education/kidney-disease/stages/stage-2-of-chronic-kidney-diseas