Theo nhiều thống kê gần đây, suy thận tăng nhanh ở nam giới và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy làm thế nào nhận biết dấu hiệu suy thận ở nam giới? Cách nhận biết như thế nào?
Nhận biết dấu hiệu suy thận ở nam giới
Các dấu hiệu suy thận ở nam giới giai đoạn đầu thường diễn ra âm thầm và khó phát hiện. Hãy chú ý một số triệu chứng dưới đây:
- Run, chân tay lạnh: Người bệnh cảm thấy lạnh các chi, đau nhức lưng, mệt mỏi, đau khớp gối và khuỷu tay,...
- Xuất tinh sớm, liệt dương, tinh dịch ít: Theo đông y, thận chứa tinh, thận tinh hóa tạo ra thận âm và thận dương. Chúng hỗ trợ lẫn nhau để duy trì cân bằng sinh lý của cơ thể. Khi thận bị tổn thương có thể khiến nam giới xuất hiện các triệu chứng như liệt dương, xuất tinh sớm,...
- Chóng mặt, mất ngủ: Khi các tế bào thận bị tổn thương không hồi phục sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng vốn có của thận như sản xuất hormon erythropoietin kích thích tủy xương tạo máu, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho não. Do đó, gây chóng mặt, mất ngủ.
- Tiểu đêm nhiều lần: Khi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần và lượng nước tiểu thay đổi có thể là dấu hiệu suy thận. Tuy nhiên, nam giới thường mắc nhiều bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ tiết niệu như u xơ tiền liệt tuyến, nhiễm trùng đường tiết niệu,... cũng gây tiểu đêm nhiều lần. Do đó, cần thăm khám sớm để được chẩn đoán phân biệt đúng tình trạng bệnh.
- Đau lưng vùng thận: Thận nằm ở vùng thắt lưng - hông nên khi cơ quan này bị tổn thương thì có thể dẫn đến tình trạng đau lưng.
- Nước tiểu có màu đỏ, nhiều bọt: Khi bộ phận lọc của thận bị tổn thương sẽ làm “rò rỉ” protein cũng như máu vào nước tiểu, dẫn đến nước tiểu sủi bọt khó tan và đổi sang màu đỏ hoặc hồng.
- Khó thở, sưng phù bàn chân, tay hoặc mí mắt: Khi chức năng lọc của thận suy giảm sẽ làm các chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể, khiến bàn chân, mắt cá chân, bàn tay hoặc mí mắt bị sưng phù.
- Hôi miệng: Nếu thận không hoạt động bình thường, các chất độc không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại khiến hơi thở có mùi. Nó thường được gọi là hơi thở amoniac. Sự tích tụ chất thải trong máu như urê huyết, cũng có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
- Cảm giác miệng có vị kim loại: Suy thận cũng có thể gây ra những thay đổi về cảm nhận mùi vị thức ăn và đồ uống. Một số người cho rằng nó có vị như sắt. Điều này khiến người bệnh không muốn ăn và buồn nôn, nôn. Urê huyết cũng được biết là nguyên nhân khiến người bệnh không muốn ăn thịt hoặc các loại protein khác.
- Da khô và ngứa: Đây là triệu chứng suy thận mạn phổ biến khi bệnh tiến triển. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa một vùng da hoặc lan rộng trên khắp cơ thể.
Mệt mỏi kéo dài, đau nhức lưng hông là dấu hiệu nhận biết suy thận ở nam giới
Điều trị suy thận mạn ở nam giới như thế nào?
Các phương pháp điều trị suy thận ở nam giới bao gồm:
Điều trị nội khoa
Nam giới mắc suy thận sẽ được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát bệnh lý căn nguyên và cải thiện triệu chứng. Cụ thể:
- Thuốc hạ huyết áp: Hai nhóm thuốc ưu tiên được sử dụng là thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II để duy trì chức năng thận.
- Thuốc giảm phù nề: Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu để tăng đào thải lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Thuốc điều trị đái tháo đường (nếu mắc kèm bệnh đái tháo đường).
- Thuốc điều trị thiếu máu: Bổ sung erythropoietin để tăng sản xuất các tế bào hồng cầu nếu người bệnh bị thiếu máu. Điều này có thể làm giảm mệt mỏi và suy nhược liên quan đến thiếu máu. Để phòng ngừa thiếu máu, người bệnh suy thận được cho sử dụng sắt, vitamin B6, B9.
- Thuốc bảo vệ xương: Nam giới nên bổ sung canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa tình trạng yếu xương, giảm nguy cơ gãy xương. Người bệnh cũng có thể sử dụng chất kết dính phosphate để giảm lượng photpho trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi sự lắng đọng canxi (vôi hóa).
- Thuốc giảm cholesterol như nhóm statin: Bởi nam giới bị suy thận thường có lượng cholesterol cao - yếu tố nguy cơ cao dẫn đến biến chứng tim mạch.
Nam giới bị suy thận được chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh
Điều trị thay thế thận
Đối với trường hợp thận không thể tự đào thải chất độc và chất lỏng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp lọc máu, ghép thận. Cụ thể:
- Chạy thận nhân tạo: Máu của người bệnh được đưa qua máy để loại bỏ chất thải, chất lỏng và muối dư thừa. Chạy thận nhân tạo cần thực hiện 3 - 4 giờ/lần và từ 1 - 3 lần/tuần tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng): Phương pháp này dùng dung dịch thẩm tách đưa trực tiếp vào vùng bụng (phúc mạc). Sau đó, dung dịch hấp thụ chất thải và loại bỏ qua ống thông. Dung dịch mới được thêm vào để tiếp tục quá trình làm sạch. Hiện nay, có 2 loại lọc màng bụng là: Lọc màng bụng cấp cứu liên tục và lọc màng bụng chu kỳ liên tục.
- Cấy ghép thận: Một giải pháp thay thế cho lọc máu đối với người bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng là ghép thận. Người bệnh cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật và dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa cơ thể thải ghép cơ quan mới.
Khi chức năng thận không còn hoạt động như bình thường, người bệnh được chỉ định lọc máu nhân tạo
Dành dành - Thảo dược giúp cải thiện các dấu hiệu suy thận ở nam giới
Để cải thiện các dấu hiệu suy thận ở nam giới, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành. Dành dành được nghiên cứu tại Trung Quốc có tác dụng giảm tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.
Theo y học cổ truyền, dành dành là thảo dược có vị đắng chát, tính hàn và thường được dùng để cải thiện các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, hỗ trợ điều hòa huyết áp, lưu thông máu.
Quả dành dành chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giúp cải thiện bệnh suy thận
Vận dụng những thành tựu trên, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén tiện dụng chứa thành phần chính là dành dành. Sản phẩm còn là sự kết hợp độc đáo với nhiều thảo dược khác tốt cho thận như: Hoàng kỳ, đan sâm, râu mèo, mã đề,... giúp cải thiện triệu chứng suy thận, làm chậm tiến triển, phòng ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh về thận.
Hơn nữa, sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành còn nhận được sự tâm và tin dùng của người bệnh. Năm 2021, theo khảo sát của VN-Economy cho thấy, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy thận.
>>> XEM THÊM: Chú ý khi chăm sóc người suy thận mạn tính tại nhà
Trên đây là những dấu hiệu suy thận ở nam giới mà bạn có thể tham khảo. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy thăm khám sớm và điều trị kịp thời để tránh bệnh chuyển biến nặng. Nếu còn băn khoăn nào liên quan đến suy thận, bệnh thận, hãy để lại bình luận phía dưới để được tư vấn đầy đủ và nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521
https://www.healthline.com/health/kidney-failure
https://www.kidney.org/news/ekidney/august14/10_Signs_You_May_Have_Kidney_Disease