Suy thận là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây nên, chẳng hạn như bệnh gout. Vậy suy thận do gout là bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này trong bài viết dưới đây.

Suy thận do gout là gì?

Suy thận do gout là tình trạng suy giảm chức năng của thận do sự tích tụ quá mức của axit uric (sản phẩm chất béo tạo ra trong quá trình chuyển hóa, thường lắng đọng ở khớp, gây bệnh gout). Khi axit uric tích tụ trong thận, nó sẽ gây ra sự tổn thương và làm suy giảm chức năng của các tế bào thận. 

Ngoài ra, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để làm giảm triệu chứng của cơn gout cùng là một trong những nguyên nhân suy thận mạn thường gặp.

Bệnh gout chuyển biến sang suy thận do tình trạng tích tụ axit uric dư thừa trong cơ quan này

Bệnh gout chuyển biến sang suy thận do tình trạng tích tụ axit uric dư thừa trong cơ quan này

Làm thế nào để nhận biết bệnh suy thận do gout?

Suy thận do gout là tình trạng khi tế bào thận bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường do sự tích tụ của các tinh thể urat. Các triệu chứng của suy thận do gout có thể bao gồm:

  • Đau lưng và đau bụng dưới: Đây là triệu chứng phổ biến của suy thận. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu ở vùng thắt lưng và bụng dưới.
  • Tần suất và lượng nước tiểu thay đổi: Người bệnh có thể tiểu ít hoặc tiểu nhiều hơn so với bình thường. 
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi và cảm thấy suy nhược có thể là các triệu chứng của suy thận do gout. Đây là do tế bào thận không hoạt động bình thường.
  • Buồn nôn và nôn: Người bệnh có thể bị buồn nôn và nôn do sự tích tụ của các chất độc hại trong cơ thể.
  • Đau và sưng ở các khớp: Người bệnh có thể bị đau và sưng ở các khớp do tích tụ của các tinh thể urat.

Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu. Từ đó, có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh suy thận do gout.

Suy thận tiến triển gây đau lưng, mệt mỏi, tiểu ít hoặc nhiều

Suy thận tiến triển gây đau lưng, mệt mỏi, tiểu ít hoặc nhiều

Mức độ nghiêm trọng của bệnh suy thận do gout

Cho dù bệnh suy thận do gout hay bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu, suy tim, loãng xương,...

Khi suy thận chuyển sang đoạn nặng (3, 4 hoặc giai đoạn cuối), người bệnh phải thực hiện các phương pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo, ghép thận để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu, những người mắc suy thận do gout có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không có tiền sử mắc bệnh này.

Điều trị suy thận do gout

Để điều trị suy thận do gout, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp giúp bảo vệ chức năng thận và làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc ngăn ngừa các cơn gout cấp. Cụ thể:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bị suy thận do gout:

  • Giảm đường và các loại thực phẩm có chứa đường: Đường có thể làm tăng đường huyết, gây ra các vấn đề về sức khỏe của tim và thận. Do đó, bạn nên hạn chế đường và các loại thực phẩm có chứa đường như nước ngọt, bánh, kẹo, mứt, bánh mì,...
  • Hạn chế thực phẩm giàu purin: Purin là chất dinh dưỡng có thể làm tăng mức axit uric trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh gout. Người bệnh nên hạn chế thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản,...
  • Giảm đồ uống có cồn: Cồn có thể gây giảm chức năng thận và tăng mức axit uric trong cơ thể, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.
  • Hạn chế thực phẩm giàu oxalate: Những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Các thực phẩm giàu oxalate bao gồm: Cải xoăn, cải bó xôi, rau mùi, rau ngót, đậu tương, cà chua, cà rốt, socola đen, đậu phụ, hạt lanh và củ cải đường.
  • Giảm thực phẩm giàu natri: Khi tiêu thụ quá nhiều natri, nồng độ muối trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp. Các thực phẩm giàu natri bao gồm: Muối, thức ăn chế biến sẵn, nước mắm, sốt mè,...
  • Giảm thực phẩm giàu cholesterol và chất béo: Những thực phẩm này có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp và gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bao gồm: Thịt đỏ, phô mai, bơ, kem, trứng, đồ hộp và thực phẩm chế biến.
  • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi: Rau xanh và trái cây tươi cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe chung.
  • Uống đủ nước: Nước giúp thải độc tố khỏi cơ thể và hỗ trợ hoạt động của thận. Nếu bị suy thận, người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày để giúp giảm áp lực lên thận và duy trì sức khỏe.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe chung và giảm nguy cơ bệnh gout. 

Thực hiện chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh suy thận

Thực hiện chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh suy thận

Sử dụng thuốc điều trị

Một số thuốc thường được chỉ định cho người bị suy thận do gout:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau và sưng, được sử dụng rộng rãi trong điều trị gout. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây tổn thương thận nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Colchicine: Loại thuốc này được sử dụng để giảm đau và viêm trong các trường hợp gout cấp tính. Colchicine cũng được sử dụng như loại thuốc phòng ngừa cho các cuộc tấn công tiếp theo của bệnh.
  • Thuốc thanh thải axit uric: Các thuốc như probenecid có thể được sử dụng để giúp cơ thể loại bỏ axit uric qua thận.
  • Thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Những loại thuốc này giúp ngăn chặn quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể, giảm thiểu sự tích tụ axit uric và giảm thiểu nguy cơ suy thận do gout.
  • Thuốc hạ huyết áp: 2 nhóm thường được chỉ định cho người bị suy thận có tăng huyết áp là ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng suy thận

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng suy thận

Dành dành - Thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận do gout hiệu quả

Hiện nay, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm chứa dành dành để cải thiện tình trạng bệnh suy thận do gout nói riêng và do các nguyên nhân khác nói chung. 

Dành dành được nghiên cứu có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu đến thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận. Theo y học cổ truyền, cây dành dành được sử dụng để cải thiện bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, hỗ trợ lưu thông máu và điều hòa huyết áp.

Vận dụng những thành tựu kể trên, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén chứa thành phần chính là dành dành kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo,... giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa suy thận tiến triển do tiểu đường, bệnh gout, tăng huyết và các vấn đề về thận.

Đặc biệt, theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả cải thiện triệu chứng suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương chứa các thành phần trên.

Sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp cải thiện bệnh suy thận hiệu quả

Sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp cải thiện bệnh suy thận hiệu quả

Cách phòng ngừa suy thận do gout

Để phòng ngừa suy thận do gout, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống. Dưới đây là một số cách phòng ngừa suy thận do gout:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh cần hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm giàu purin, oxalate, natri, cholesterol và chất béo. Nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, đạm thực vật, vitamin C, như rau xanh, trái cây và các loại hạt.
  • Uống đủ nước: Người bệnh cần uống đủ lượng nước để giúp giảm nguy cơ tạo sỏi thận, tăng lưu thông máu và giảm tác động đến chức năng thận. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống có ga, đồ ngọt và cà phê.
  • Giảm cân: Tăng cân thúc đẩy nguy cơ bệnh gout và suy thận. Người bệnh nên tăng cường hoạt động thể chất và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ bệnh gout và suy thận.
  • Hạn chế uống rượu và bia: Các loại đồ uống có cồn như rượu và bia chứa purin, có thể tăng nguy cơ tái phát bệnh gout và ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Tránh các thuốc có tác dụng độc hại đến thận: Nếu phải sử dụng các thuốc có hại cho thận kéo dài như thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh, thuốc kháng dị ứng,... người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Điều trị tăng axit uric: Điều trị tình trạng tăng axit uric sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh gout và giúp bảo vệ chức năng thận.
  • Theo dõi chức năng thận: Người bệnh cần thường xuyên theo dõi chức năng thận bằng cách kiểm tra nồng độ creatinin và urê máu. 

>>> XEM THÊM: Đái tháo đường gây suy thận - Biến chứng nguy hiểm!

Tóm lại, suy thận do gout là tình trạng nguy hiểm và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, để phòng ngừa suy thận do gout, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống, kiểm soát các bệnh lý liên quan, nâng cao chức năng thận. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của suy thận, hãy thăm khám sớm và điều trị kịp thời, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dành dành. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh thận, suy thận và cách điều trị, hãy để lại bình luận phía dưới để được tư vấn nhanh nhất.